Cận thị nặng nhất là bao nhiêu?
Trên thực tế cho thấy người bị cận thị cũng có người cận từ 14 độ, 20- 25 độ... và cũng có người cận đến 50 độ. Độ cận thị thật sự không thể xác định được
Cận thị nặng nhất là bao nhiêu?
Cận thị là một căn bệnh khá phổ biến ngày nay và bệnh đang có chiều hướng ngày càng gia tăng trong xã hội. Khi bị cận thị tuy bệnh không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng nó khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và học tập hằng ngày. Vậy thì độ cận thị nặng nhất là bao nhiêu? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về điều trong bài viết dưới đây.
Cận thị nặng nhất là bao nhiêu?
Cận thị chính là một tật khúc xạ và gây ra tình trạng rối loạn chức năng của thị giác, do nhãn cầu bị dài ra và các tia sáng hội tụ ở trước võng mạc thay vì chúng hội tụ tại đúng võng mạc như trước. Chính điều này làm cho người bị cận thị chỉ nhìn thấy những vật ở gần mắt còn những vật ở xa thì không thấy rõ nét hoặc không thấy.
Theo lý thuyết nghiên cứu và cũng là thực tế thì không có giới hạn của độ cận thị là bao nhiêu. Trên thực tế cho thấy cũng có người cận 14 độ, 20- 25 độ... Những người này có thể mắc các chứng bệnh về mắt nữa nên mới bị độ cận cao như vậy. Còn nếu như người nào cận vượt quá 50 độ thì được xem là mù bởi vì nếu như cận ở khoảng này thì mắt bệnh nhân chỉ nhìn rõ vật cách mắt 2 cm.
Cách tính độ cận thị bằng phương pháp thủ công
Giả sử bạn muốn tính độ cận của mắt trái, đầu tiên nhắm mắt phải lại rồi đưa vật từ ra xa mắt. Đến một ngưỡng mà từ đó mắt còn có thể phân biệt được các chi tiết trên vật (nếu nhích vật ra xa hơn thì không phân biệt được nữa) thì chúng ta dừng lại. Sau đó đo khoảng cách từ mắt đến vật, rồi đổi ra mét (ví dụ như 40 cm = 0.4 m). Sau đó lấy nghịch đảo sẽ ra độ cận thị của mắt (vẫn ví dụ trên: 1/0.4 = 2.5 độ). Như vậy, bạn sẽ thấy là không có giới hạn cho cận thị.
>>> Xem thêm: Bị cận thị mấy độ thì nên đeo kính?
Nguyên nhân của bệnh cận thị
+ Cận thị do di truyền: nếu như bố hoặc mẹ bị cận trên 6 diop thì khả năng bé sinh ra bị cận thị là rất cao.
+ Trẻ bị sinh non hoặc sinh ra có cân nặng thấp.
+ Trẻ ngồi học không đúng tư thế hoặc học nơi không có đủ ánh sáng.
+ Xem ti vi với khoảng cách quá gần.
+ Trẻ bị thiếu ngủ hoặc ngủ quá ít đều có thể gây ra bệnh cận thị.