Cân nặng thai nhi ở tuần tuổi thứ 27

Ở tuần thai thứ 2, bé đã dần phát triển, đặc biệt là về thị lực. Tại thời điểm này của quá trình mang thai, mẹ cần đi thăm khám thường xuyên, làm các xét nghiệm máu, theo dõi cân nặng và chiều cao thai nhi. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về cân nặng thai nhi 27 tuần tuổi để mẹ có thể nắm rõ tình hình phát triển của bé yêu nhé.

Cân nặng thai nhi ở tuần tuổi thứ 27 Cân nặng thai nhi ở tuần tuổi thứ 27

Cân nặng thai nhi 27 tuần tuổi

Cân nặng thai nhi 27 tuần tuổi khoảng 900g - 1000g, chiều dài cơ thể bé tính từ đầu đến mông khoảng 22 - 24 cm ( từ đầu đến chân đạt 32 - 34 cm ). Bắt đầu từ tuần thai này, em bé sẽ tăng trưởng một cách nhanh chóng về cân nặng.

Ở những tuần thai này, em bé đã có lông mi, do đó bé có thể nhắm mắt, mở mắt bình thường, đều đặn khi ngủ và cả khi thức. Với thị lực phát triển, bé có thể nhìn thầy ánh sáng mờ qua thành tử cung của mẹ. Bé cũng đang phát triển hàng tỷ tế bào thần kinh não, trong cơ thể, tăng cường một khối lượng mỡ đáng kể để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên ngoài.

Do bộ não của bé đã phát triển đáng kể so với trước nên bé sẽ trở nên năng động hơn. Lúc này, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chuyển động của bản thân, vì tất cả đều ảnh hưởng đến em bé.

vicare.vn-can-nang-thai-nhi-o-tuan-tuoi-thu-27-body-1

Vào thời điểm này, mẹ có thể cảm nhận được tiếng nấc cụt của bé - một hiện tượng rất phổ biến trong quá trình thai nghén. Mỗi lần như vậy sẽ kéo dài trong khoảng vài phút và không gây khó chịu gì cho bé. Vậy nên mẹ hãy thư giãn và tận hưởng cảm giác này nhé.

Những thay đổi của mẹ khi ở tuần thai thứ 27

Mẹ bắt đầu bước vào ba tháng cuối của quá trình mang thai. Hầu hết các bà mẹ mang thai sẽ tăng thêm khoảng 5 kg nữa trong thời gian cuối này.

Từ tuần thai thứ 27, mẹ bầu cần đi khám hai tuần một lần. Sau đó, khi thai nhi đã được 36 tuần tuổi, mẹ cần phải đi khám thai hàng tuần. Tùy thuộc vào tiền sử bệnh và các nguy cơ của bản thân, có thể mẹ sẽ được bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu lại để kiểm tra HIV và giang mai, đồng thời mẹ cũng được xét nghiệm chlamydia và bệnh lạu để đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt nhất trước khi sinh. Nếu kết quả kiểm tra đường huyết cao và chưa thực hiện các xét nghiệm tiếp theo, mẹ bầu sẽ phải sớm xét nghiệm dung nạp glucose trong 3 giờ.

Nếu trong lần khám tiền sản đầu tiên, kết quả xét nghiệm máu cho thấy mẹ có Rh âm tính, mẹ sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh để ngăn sự phát triển của các kháng thể có thể tấn công máu của bé. Nếu bé có Rh dương tính, mẹ sẽ phải tiêm thêm một mũi globulin miễn dịch Rh sau khi sinh.

vicare.vn-can-nang-thai-nhi-o-tuan-tuoi-thu-27-body-2

Ở giai đoạn này, nhiều mẹ bầu có cảm giác tê râm ran, co kéo hoặc khó chịu ở cẳng chân trong khi ngủ hoặc nghỉ ngơi. Nếu cảm giác này giảm bớt khi cử động, có thể mẹ đang mắc phải hội chứng “chân không nghỉ” ( RLS ). Chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ nguyên nhân gây ra RLS, nhưng tình trạng này tương đối phổ biến ở các bà mẹ sắp sinh. Mẹ hãy thử duỗi hoặc xoa bóp đôi chân, hạn chế sử dụng đồ ăn và chất uống kích thích vì chúng có thể khiến cho triệu chứng này nặng thêm. Mẹ hãy nhờ bác sĩ tư vấn liệu có nên dùng viên sắt để cải thiện triệu chứng RLS không nhé.

Mẹ hãy bắt đầu công việc chọn bác sĩ cho bé. Mẹ nên tìm hiểu thông tin các bác sĩ nhi khoa có uy tín từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm và ghi chú lại giờ khám của bác sĩ để xem có phù hợp với thời gian biểu của mình hay không nhé.

Xem thêm:

  • Gói xét nghiệm dành cho phụ nữ mang thai tuần thứ 11-13
  • Phụ nữ mang thai tuần từ 32 đến 36 nên dùng gói xét nghiệm nào?