Cân nặng thai nhi 30 tuần và những bật mí “thần thánh” dành cho mẹ bầu

Ở tuần thứ 30, em bé đã có những sự phát triển nhất định và đang dần hoàn thiện các cấu trúc cũng như chức năng của cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu cần quan tâm đến cân nặng thai nhi 30 tuần cũng như những thay đổi ở cơ thể của mình.

Cân nặng thai nhi 30 tuần và những bật mí “thần thánh” dành cho mẹ bầu Cân nặng thai nhi 30 tuần và những bật mí “thần thánh” dành cho mẹ bầu

Cân nặng thai nhi 30 tuần tuổi và sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này

Khi mẹ bầu đến tuần thứ 30, bé đã phát triển đều với chiều dài cơ thể khoảng 40 - 45 cm, cân nặng thai nhi 30 tuần tuổi khoảng 1,5 kg (ngang với trái dừa hoặc trái dưa hấu nhỏ). Cơ thể bé hoàn chỉnh hơn nhờ lượng mỡ không ngừng tăng lên mỗi ngày có tác dụng giữ ẩm cho bé.

vicare.vn-can-nang-thai-nhi-30-tuan-va-nhung-bat-mi-than-thanh-danh-cho-me-bau1

Hàng ngày bé sẽ bài tiết nước tiểu vào trong nước ối đồng thời vẫn nuốt nước ối nên dẫn tới sự tăng giảm thất thường của nước ối trong cơ thể mẹ. Mẹ bầu cần thường xuyên đến kiểm tra tại phòng khám để được bác sĩ theo dõi tình hình nước ối. Nếu nước ối quá nhiều sẽ khiến bé không nuốt được, nước ối thiếu sẽ làm bé nuốt nhưng không bài tiết được. Hai trường hợp này đều gây nguy hiểm cho thai nhi nên mẹ cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ để có cách điều trị hợp lý nhất.

Trong giai đoạn phát triển ở tuần thứ 30, bé đã có thể ngáp và thậm chí ngáp rất nhiều. Để hô hấp, bé sẽ di chuyển cơ hoành nhằm mục đích mô phỏng theo động tác thở, thậm chí bé có thể nấc và làm co giật nhẹ tử cung, mẹ sẽ cảm nhận được dễ dàng.

Cơ thể mẹ khi thai nhi 30 tuần sẽ thay đổi như thế nào?

Thông thường, những phụ nữ mang thai đến tuần thứ 30 hiện tượng rụng tóc sẽ ít đi, đồng thời tóc dày ra nhưng không dài thêm. Tuy nhiên chỉ vài tháng sau sinh, hiện tượng này sẽ mất đi, tóc có thể rụng nhanh và mỏng hơn.

vicare.vn-can-nang-thai-nhi-30-tuan-va-nhung-bat-mi-than-thanh-danh-cho-me-bau3

Bên cạnh đó, trong những ngày cuối tuần thai 30, cơ thể mẹ rơi vào trạng thái mệt mỏi, thường xuyên mất ngủ. Thỉnh thoảng người mẹ sẽ cảm thấy lóng ngóng do trọng tâm cơ thể thay đổi. Điều này bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chính:

  • Thứ nhất là do cơ thể mang thai, cân nặng tăng lên, song lại tập trung ở phần bụng khiến trọng tâm mất cân đối
  • Nguyên nhân thứ hai là do sự thay đổi của hormone. Điều này dẫn đến các dây chằng bị giãn ra, khớp gối lỏng hơn làm cho cơ thể mẹ không giữ trạng thái cân bằng. Không chỉ vậy, dây chằng giãn ra là một yếu tố khiến chân các mẹ to ra. Vì vậy, đừng quên sắm sửa cho bản thân đôi giày mới để có thể di chuyển dễ dàng hơn trong thời thai nghén nhé!

Các cơn co thắt Braxton Hicks cũng thường xảy ra ở cơ thể mẹ trong giai đoạn cuối của thai kì. Chúng kéo dài khoảng 30 giây, co thắt thất thường và không gây đau. Tuy nhiên mẹ cũng cần biết chú ý hiện tượng này vì đó có thể là dấu hiệu mẹ sẽ sinh non.

Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu ở tuần thứ 30

Trong giai đoạn cuối thai kì, đôi khi mẹ bầu sẽ gặp triệu chứng khó thở do cân nặng thai nhi 30 tuần tăng lên so với giai đoạn trước sẽ làm giãn tử cung của mẹ. Khi đó tử cung sẽ mở rộng tạo không gian cho bé dẫn tới chèn ép lên phổi. Nếu trường hợp khó thở thường xuyên và đặc biệt xuất hiện trong lúc ngủ thì mẹ cần đi khám bác sĩ để phát hiện nguyên nhân sớm.

vicare.vn-can-nang-thai-nhi-30-tuan-va-nhung-bat-mi-than-thanh-danh-cho-me-bau2

Mẹ cần đặc biệt chú trọng chăm sóc cơ thể trong tuần thai thứ 30, hạn chế làm việc nặng và ăn uống đủ chất để cung cấp chất dinh dưỡng cho bé. Trong trường hợp phải dùng thuốc, mẹ cần có sự tư vấn kỹ càng từ bác sĩ về liều lượng và cách kiêng khem hàng ngày.

Xem thêm :

  • Những thay đổi của mẹ và bé khi thai nhi 30 tuần
  • Thai nhi 30 tuần đạp nhiều có tốt không và đạp bao nhiêu là vừa?
  • Thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải là dấu hiệu sinh sớm?