Cân nặng ảnh hưởng đến quá trình mang thai như thế nào?
Mang thai là thời gian mà bạn có thể tăng khá nhiều cân so với bình thường, có những người cho rằng mẹ càng tăng cân bao nhiêu càng tốt. Tuy nhiên trên thực tế việc thừa cân hoặc quá thiếu cân của mẹ đều sẽ mang đến những tác động xấu đến toàn bộ quá trình mang thai, cũng như sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy cụ thể cân nặng ảnh hưởng đến quá trình mang thai như thế nào? Hãy cùng HoiBenh đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Cân nặng ảnh hưởng đến quá trình mang thai như thế nào?
Mang thai là thời gian mà bạn có thể tăng khá nhiều cân so với bình thường, có những người cho rằng mẹ càng tăng cân bao nhiêu càng tốt. Tuy nhiên trên thực tế việc thừa cân hoặc quá thiếu cân của mẹ đều sẽ mang đến những tác động xấu đến toàn bộ quá trình mang thai, cũng như sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy cụ thể cân nặng ảnh hưởng đến quá trình mang thai như thế nào? Hãy cùng HoiBenh đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
1. Cân nặng ảnh hưởng đến quá trình mang thai như thế nào?
Mẹ bị thừa cân
Các nghiên cứu đã cho thấy, phụ nữ bị thừa cân, béo phì sẽ gây ức chế quá trình rụng trứng, đồng thời hủy hoại các hormone sinh sản và làm suy giảm chức năng của buồng trứng, khiến cho bạn khó có thể thụ thai, có thể dẫn đến vô sinh và hiếm muộn.
Bên cạnh đó, những phụ nữ bị béo phì thường dễ gặp các biến chứng trong thai kỳ và khó áp dụng các phương pháp điều trị để hỗ trợ sinh sản hơn bình thường.Cụ thể có thể nói đến những hậu quả có thể nhìn thấy của việc thừa cân khi mang thai như:
- Khó sinh
- Sinh con quá to
- Trẻ nặng cân có thể dẫn đến các vấn đề tiểu đường
- Bị trĩ, rạn bụng, các vấn đề với vùng xương chậu và són đái
- Khó chịu và luôn nóng hơn những bà bầu khác
- Đau lưng, đau chân, phù chân và khó khăn trong việc đi lại
- Tăng huyết áp và có nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường khi thai nghén
- Gây áp lực, chèn ép lên các bộ phận khác như là tim, gan và thận
- Có nguy cơ kháng insulin và tiểu đường cấp độ 2.
Mẹ bị thiếu cân
Không chỉ thừa cân, những phụ nữ có chỉ số BMI <18 (thiếu cân) cũng khó thụ thai hơn những người có chỉ số BMI bình thường (18,5 – 24,9). Bởi vì phụ nữ gầy yếu thường có lượng hormone tình dục thấp hơn, ít rụng trứng và kinh nguyệt thất thường hơn những người bình thường, thậm chí có trường hợp bị mất kinh gây vô sinh và hiếm muộn. (Chỉ số BMI là chỉ số khối cơ thể – thường được biết đến với chữ viết tắt BMI theo tên tiếng Anh Body Mass Index – được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao) trong đó đơn vị trọng lượng cơ thể là kg, và đơn vị đo chiều cao là m)
Ngoài ra trong quá trình mang thai nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc là không tăng cân thì hậu quả có thể gặp phải là:
- Sinh ra trẻ thiếu cân
- Sinh non
- Ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và không đủ sữa cho con bú
- Gây sẩy thai: Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường phụ thuộc rất nhiều vào tỉ lệ tương xứng giữa lượng mỡ và cơ trong cơ thể, cũng như lượng thức ăn hàng ngày. Do đó, chỉ số BMI quá thấp hoặc là quá nhẹ cân cũng gây ra sẩy thai.3. Cân nặng trong thời gian mang thai bao nhiêu là hợp lý ?
Tuỳ theo tình trạng cân nặng trước khi mang thai mà những con số dưới đây chính là số cân nặng lý tưởng mà bạn cần tăng thêm trong suốt thời gian thai kỳ.
- Nếu như bạn quá gầy và thiếu cân (BMI < 18), thì bạn cần tăng thêm 12-18kg trong suốt thai kỳ.
- Nếu như bạn có cân nặng bình thường (18 < BMI < 25), bạn cần phải tăng thêm 11-16kg trong suốt thai kỳ.
- Nếu như bạn đã thừa cân hoặc là béo phì (BMI > 25), bạn chỉ cần tăng thêm từ 7-11kg, trong đó người béo phì chỉ nên tăng thêm khoảng 7kg trong suốt thai kỳ.
- Nếu như bạn mang thai đôi, bạn cần phải tăng thêm 16-20kg trong suốt thai kỳ.Mẹ bầu nên lập ra cho mình một bảng kế hoạch tăng cân phù hợp theo đúng các mốc phát triển của thai nhi, bên cạnh đó phải hiểu rõ cân nặng ảnh hưởng đến quá trình mang thai như thế nào. Việc lập ra bảng kế hoạch tăng cân sẽ giúp các mẹ xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp và kiểm soát được số cân nặng của mình. Hơn nữa, việc này cũng sẽ giúp chị em tránh được việc tăng cân đột ngột gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ và con.