Cần làm gì để cải thiện tình trạng trĩ hậu sản

Đã có rất nhiều chị em sau khi sinh gặp phải tình trạng trĩ hậu sản, ngứa ngáy, chảy máu trĩ và khó chịu... ở hậu môn. Không dừng lại ở đó, áp lực chăm sóc con nhỏ, phải ngồi nhiều, đứng nhiều khiến chị em càng thêm căng thẳng.

Cần làm gì để cải thiện tình trạng trĩ hậu sản Cần làm gì để cải thiện tình trạng trĩ hậu sản

Chính yếu tố này đã làm bệnh trĩ được dịp phát triển nặng hơn. “ Cần làm gì để cải thiện tình trạng trĩ hậu sản” cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân mắc bệnh trĩ thường gặp

Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do táo bón lâu ngày, bệnh lỵ, nóng trong người do ăn uống các chất cay nóng (tiêu, ớt, cà ri, cà phê, rượu bia...), tăng áp lực ổ bụng do lao động, tư thế, sinh hoạt...

  • Táo bón lâu ngày: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.

  • Bệnh lỵ: Khi bị bệnh lỵ, bệnh nhân đại tiện nhiều lần trong ngày, và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.

  • Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.

  • Tư thế: Bệnh trĩ thường gặp ở những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại, như thư ký bàn giấy, lái xe, nhân viên bán hàng, thợ may ...

  • Ngoài ra, khi bị u bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ.

vicare.vn-can-lam-gi-de-cai-thien-tinh-trang-tri-hau-san-body-1

Nguy cơ mắc bệnh trĩ hậu sản

Khi mang bầu, thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, tạo thành búi trĩ. Bên cạnh đó, rối loạn tiêu hóa khi mang thai như táo bón cũng dễ gây ra bệnh trĩ.

Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Trong quá trình vượt cạn, việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Đối với một số trường hợp khi sinh con, bị rạch tầng sinh môn, khi khâu, sản phụ có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, dẫn đến trĩ.

Cần làm gì để cải thiện tình trạng trĩ hậu sản?

  • Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng lên đột ngột. Sử dụng giấy vệ sinh mềm, sạch, hoặc dùng các loại xà phòng ít tính acid để làm sạch vùng hậu môn. Vận động thể lực vừa sức, nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp...

  • Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà đậm, thuốc lá... Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu, cà ri, gừng, riềng...

  • Ăn nhiều chất xơ từ các loại rau quả để chống táo bón. Nên ăn thức ăn dạng luộc chín, nấu canh, hấp, tránh dạng chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu, hoặc dạng nướng...

  • Hạn chế ăn muối, vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ.

  • Khi đã bị bệnh trĩ, cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh, tránh ngồi xổm, thường xuyên thể dục với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,...

  • Phụ nữ mang thai không nên tự ý uống thuốc điều trị vì phần lớn các loại thuốc đều ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến thai nhi (trừ các thuốc chứa vi chất dinh dưỡng). Chỉ nên dùng thuốc trị bệnh trĩ từ sau khi sinh, càng sớm càng tốt để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

vicare.vn-can-lam-gi-de-cai-thien-tinh-trang-tri-hau-san-body-2

Một số bài thuốc nam điều trị bệnh trĩ hậu sản:

  • Chỉ huyết thang: Lá huyết dụ tươi 40 g, lá cây sống đời tươi 20 g, lá cây cỏ mực tươi (hoặc lá cây xích đồng nam tươi) 20g. Ba thứ rửa sạch, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn.

  • Ngẫu tiết thang: Ngẫu tiết 20 g, cỏ mực 20 g, trắc bá diệp 16 g, bồ hoàng 16 g. Tất cả sao đen, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn hoặc lúc bị chảy máu.

  • Chữa trĩ ra máu: Vỏ quả ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột mịn, trộn đều với dầu mè để bôi hoặc đắp, ngày 3-4 lần.

  • Hòe hoa tán: Hoa hòe sao đen, hoa kinh giới sao đen, lá trắc bá sao đen, chỉ xác sao. Tất cả lượng bằng nhau, rửa sạch, phơi sấy khô, tán và rây lấy bột mịn, cho vào lọ sạch để bảo quản (có thể chia thành từng gói nhỏ, mỗi gói 10 g). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g, với nước sôi để nguội hoặc nước cơm, trước bữa ăn 30 phút hoặc khi đang chảy máu. Tùy tình hình bệnh, có thể gia thêm cỏ mực, địa du, bồ hoàng...

  • Tứ sinh thang (Bốn loại thuốc tươi): Lá sen tươi, lá ngãi cứu tươi, lá trắc bá tươi, sinh địa hoàng tươi. Tất cả lượng bằng nhau 30-40g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước để uống hoặc làm thang sắc uống, trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ. Tác dụng: Điều trị các bệnh mãn tính có thể là nguyên nhân gây ra trĩ như viêm phế quản, dãn phế quản, táo bón, bệnh lỵ, mập phì...

  • Chữa đại tiện ra máu: Vỏ quả ấu 60g, cỏ mực 8g, trắc bá diệp (sao đen) 8g, hoa hoè (sao) 8g, gương sen (sao) 8g. Sắc với 750ml nước, còn 300ml chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Xem thêm:

  • Bị trĩ sau khi sinh ở phụ nữ và những điều cần biết
  • Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?