Cần làm gì để cải thiện rối loạn đường tiết niệu sau sinh

việc tìm hiểu kỹ về rối loạn đường tiết niệu và phương pháp chữa trị bệnh là một điều vô cùng cần thiết với các bà mẹ, giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của chính mình. Vậy cần làm gì để cải thiện rối loạn đường tiết niệu sau sinh? Hôm nay HoiBenh sẽ giải đáp giúp bạn.

Cần làm gì để cải thiện rối loạn đường tiết niệu sau sinh Cần làm gì để cải thiện rối loạn đường tiết niệu sau sinh

Hơn chín tháng mang thai có lẽ là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng rất khó khăn đối với bất kì người mẹ nào. Tưởng chừng những khó khăn ấy sẽ biến mất khi đứa con ra đời nhưng trên thực tế, sau khi sinh người mẹ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trước. Đặc biệt là chứng rối loạn đường tiết niệu. Đây là căn bệnh phổ biến mà nhiều phụ nữ sau khi sinh gặp phải, chính vì vậy việc tìm hiểu kỹ về bệnh và phương pháp điều trị là một điều vô cùng cần thiết với các bà mẹ, giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của chính mình. Vậy cần làm gì để cải thiện rối loạn đường tiết niệu sau sinh? Hôm nay HoiBenh sẽ giải đáp giúp bạn.

Rối loạn đường tiết niệu sau sinh là gì?

Rối loạn đường tiết niệu với những triệu chứng cơ bản là tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đục, nước tiểu có mùi hôi... là bệnh không hiếm gặp ở phụ nữ sau khi sinh. Đặc biệt, quá trình sử dụng băng vệ sinh dài ngày tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo (ống trong bàng quang để nước tiểu đi qua) và vào bàng quang. Một khi vi khuẩn phát triển mạnh, nhanh chóng sẽ gây ra nhiễm trùng. Đôi khi, các vi khuẩn có hại xuất phát từ khu vực hậu môn vào đường niệu đạo và lan dần lên trên.

vicare.vn-can-lam-gi-de-cai-thien-roi-loan-duong-tiet-nieu-sau-sinh-body-1

Nguyên nhân nào khiến phụ nữ sau sinh dễ mắc bệnh

Bởi lẽ, Phụ nữ sau sinh rất dễ bị són tiểu, do sau quá trình gắng sức để vượt cạn, các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo sản phụ trở nên yếu và khó kiểm soát việc tiểu tiện. Triệu chứng này có thể sẽ tự khỏi sau 3-6 tháng khi sinh em bé. Song tình trạng này cũng có thể kéo dài hơn, có người thậm chí đến hàng năm sau vẫn chưa kiểm soát được việc đi tiểu trở lại bình thường.

Cơ sàn chậu giúp giữ chặt niệu đạo để nước tiểu không rò rỉ ra ngoài. Trong khi sinh con, những cơ này bị yếu đi cùng với dây chằng, dây thần kinh và cơ bụng dưới. Kết quả là chúng hoạt động kém đi. Mang thai cũng khiến bàng quang hoạt động kém và nước tiểu khó thoát đi hết. Điều này làm cho nước tiểu dễ bị chảy ngược lại niệu quản. Nước tiểu càng ở lại lâu trong đường niệu, nguy cơ vi khuẩn sinh sôi càng lớn, do vậy tăng nguy cơ nhiễm trùng

Ngoài tiểu són, bí tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu, sau sinh, bạn có thể còn có nguy cơ mắc phải triệu chứng tiểu không kiểm soát. Có 2 nguyên nhân gây ra tình trạng này: Do thành âm đạo bị rách vì tác động của thủ thuật dùng kẹp forcep trong lúc sinh con, do cổ bàng quang bị tổn thương.

Biểu hiện của rối loạn đường tiết niệu sau sinh

  • Bàng quang và niệu đạo bị viêm
  • Đau ở vùng chậu và bụng
  • Mót tiểu (nhưng có thể chỉ tiểu nhỏ giọt)
  • Đi tiểu thường xuyên hơn
  • Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu có mùi khó chịu (mùi hôi)
  • Đau cơ thể, sốt và mệt mỏi

vicare.vn-can-lam-gi-de-cai-thien-roi-loan-duong-tiet-nieu-sau-sinh-body-2

Phụ nữ sau sinh thường "ngại" điều trị rối loạn đường tiết niệu

Theo nguyên tắc, đã nhiễm khuẩn thì phải dùng kháng sinh để điều trị. Nhưng hầu hết các loại kháng sinh hiện nay đều phải rất thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Hơn nữa, các loại kháng sinh được các hiệu thuốc sử dụng cho bệnh nhân rối loạn đường niệu thường là kháng sinh khá nặng, khi sử dụng nhiều người thấy mệt mỏi. Chính vì vậy, mà các bà mẹ lo sợ ảnh hưởng tới nguồn sữa khi đang trong thời gian cho con bú nên đã chịu đựng và không dám điều trị bệnh. Và dù có sự tư vấn của bác sĩ nhưng hầu hết các bà mẹ vẫn không yên tâm khi sử dụng thuốc, dùng thuốc nào để trị bệnh hiệu quả lại không có độc tính cao, không ảnh hưởng đến sự tiết sữa của người mẹ, không ảnh hưởng đến phản xạ bú của trẻ, không làm thay đổi mùi, vị của sữa...

Làm thế nào để vừa đẩy lùi bệnh vừa an toàn cho con bú

  • Tạo thói quen uống thật nhiều nước để giúp quá trình đi tiểu liên tục “xả sạch” vi khuẩn dần dần ra khỏi đường niệu
  • Uống nước ép nam việt quất: loại nước ép này được khoa học chứng minh là điều trị cũng như dự phòng nhiễm trùng đường tiểu bằng cách ngăn chặn vi sinh vật gây bệnh bám vào thành đường niệu.
  • Dùng thực phẩm chứa nhiều vitamin C để giúp nước tiểu có tính axít hơn, giúp cơ thể phá hủy và giảm số lượng vi khuẩn gây nhiễm trùng trong hệ tiết niệu.
  • Thực hành vệ sinh tốt. Tránh dùng tampon, và thay băng vệ sinh thường xuyên khi có kinh nguyệt hoặc ra sản dịch.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm, kem hoặc gel quanh âm hộ vì chúng có thể làm tăng khả năng nhạy cảm với nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Mặc quần áo rộng để bộ phận sinh dục luôn khô ráo và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
  • Thận trọng khi quan hệ tình dục. Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để đẩy vi khuẩn ra ngoài. Đồng thời vệ sinh âm đạo bằng nước ngay sau khi giao hợp.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh, thường xuyên tập thể dục.

vicare.vn-can-lam-gi-de-cai-thien-roi-loan-duong-tiet-nieu-sau-sinh-body-3

Tuy nhiên, không phải mọi loại thuốc được sử dụng để điều trị đều là kháng sinh và đều có ảnh hưởng tới mẹ và bé. Vì thế thay vì chịu đựng với những ảnh hưởng vô cùng phiền toái của bệnh, chị em nên có kế hoạch phòng bệnh phù hợp vừa hạn chế sự phát triển của bệnh, vừa an toàn cho con bú, ngoài ra bạn nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn loại thuốc, phương pháp điều trị tốt nhất mà không có tính độc, không ảnh hưởng tới nguồn sữa, tới phản xạ bú của trẻ,...

Với những chia sẻ trên, HoiBenh hi vọng các chị em vừa kịp đón chào niềm vui làm mẹ nhưng đang gặp phải phiền toái do rối loạn đường tiết niệu sau sinh sẽ có hướng xử lý và điều trị tốt. Nếu còn những thắc mắc khác liên quan đến viêm đường tiết niệu nói riêng và sức khỏe nói chung, các bà mẹ không nên ngần ngại, hãy chia sẻ với HoiBenh để được hỗ trợ các thông tin hữu ích, cần thiết nhất.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu về những triệu chứng rối loạn đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh có nguy hiểm không?