Cần đi khám ngay nếu thấy những vết bầm tím trên da

Thấy trên da xuất hiện các vết bầm tím thì hãy đi khám ngay, vì rất có thể nó là dấu hiệu cảnh báo của các căn bệnh bạn không ngờ đến. HoiBenh xin chỉ ra những căn bệnh bạn có thể mắc phải khi thấy xuất hiện các vết bầm tím.

Cần đi khám ngay nếu thấy những vết bầm tím trên da Cần đi khám ngay nếu thấy những vết bầm tím trên da

Rối loạn máu, ung thư máu

Nếu cơ thể mắc chứng rối loạn máu khiến máu khó đông thì cũng rất dễ bị bầm tím da cho dù chỉ là những va chạm rất nhẹ trong hoạt động hàng ngày.

Ngoài ra, nếu thường xuyên xuất hiện vết bầm không rõ nguyên nhân thì đó cũng có thể là dấu hiệu bệnh ung thư máu. Đây đều là những căn bệnh rất nguy hiểm và khả năng tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Bệnh tiểu đường

Khi bị tiểu đường thì các mạch máu, da và dây thần kinh đều trở nên yếu hơn nên dễ dẫn đến tình trạng chảy máu mao mạch. Những vết bầm tím do bệnh tiểu đường gây ra sẽ xuất hiện trên da thường xuyên, lâu lành, đặc biệt ban đầu chỉ xuất hiện ở một vài điểm cố định trên cơ thể. Đồng thời nếu kèm theo các triệu chứng như hay đói, mệt mỏi, khát nước nhiều... thì có khả năng bạn đã bị tiểu đường khá cao đấy.

vicare.vn-can-di-kham-ngay-neu-thay-nhung-vet-bam-tim-tren-da-body-1

Bầm tím là những dấu hiệu đầu xuất hiện của bệnh tiểu đường

Xuất huyết nội tạng

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông máu - cầm máu do kháng thể kháng tiểu cầu của người bệnh tự phá hủy tiểu cầu của chính bản thân.

Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào chính của máu bên cạnh hồng cầu và bạch cầu. Tiểu cầu có chức năng trong việc đông cầm máu tại vị trí chảy máu của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu hay giảm nhiều tiểu cầu sẽ dẫn đến quá trình đông cầm máu không hiệu quả. Người bệnh thường bị xuất huyết dưới da, ở các chi hoặc bất cứ vị trí nào trên thân thể.

Diễn biến xấu nhất là xuất huyết chảy máu ồ ạt nội tạng như nội não (gây tai biến mạch máu não), phổi (gây nhồi máu phổi, suy hô hấp), thận (gây suy thận), nguy hiểm đe dọa tính mạng.

vicare.vn-can-di-kham-ngay-neu-thay-nhung-vet-bam-tim-tren-da-body-2

Nên đi kiểm tra ngay khi thấy xuất hiện những vết bầm tím trên da

Căn bệnh này có tới 70% bệnh nhân có thể khỏi sau 6 tháng điều trị. Tuy nhiên những bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mãn tính thì tiểu cầu thấp kéo dài hoặc luôn tái diễn. Khi số lượng tiểu cầu giảm nặng nếu không được phát hiện kịp thời rất nguy hiểm.

Bệnh bạch cầu

Bạch cầu giảm là hiện tượng tế bào bạch cầu trong máu thấp hơn mức độ cho phép. Những người bị bệnh bạch cầu rất dễ xuất hiện các vết bầm tím trên da từ một sự va chạm nhẹ. Bạch cầu giảm tương ứng với việc cơ thể con người giảm sức đề kháng, nguy cơ mắc bệnh cao hơn, dễ bị mắc các chứng nhiễm trùng nhiều hơn.

Theo giadinhphapluat

Xem thêm:

  • 7 nguyên nhân gây chảy máu hay bầm tím tự nhiên: từ bệnh Scobat đến lão hóa
  • Làm gì khi bé có nhiều vết bầm tím trên da?