Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai sau khi bị thai lưu?

Thai lưu là hiện tượng không một người bố người mẹ nào mong muốn xảy ra. Sau khi lưu thai cơ thể phụ nữ cần có một khoảng thời gian nhất định để phục hồi lại. Vậy chuẩn bị trước khi mang thai sau khi bị thai lưu cần chú ý những gì? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn những việc cần làm để chuẩn bị trước khi mang thai nhằm hạn chế đến mức tối đa việc thai chết lưu có thể xảy ra một lần nữa.

Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai sau khi bị thai lưu? Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai sau khi bị thai lưu?

Thai lưu là hiện tượng không một người bố người mẹ nào mong muốn xảy ra. Sau khi lưu thai cơ thể phụ nữ cần có một khoảng thời gian nhất định để phục hồi lại. Vậy chuẩn bị trước khi mang thai sau khi bị thai lưu cần chú ý những gì? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn những việc cần làm để chuẩn bị trước khi mang thai nhằm hạn chế đến mức tối đa việc thai chết lưu có thể xảy ra một lần nữa.

Thai lưu là tình trạng gì?

Thai lưu là tình trạng thai nhi mất trước khi sinh, sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Còn nếu thai nhi mất trước tuần thứ 20 của thai kỳ được gọi là sẩy thai. Có thể nói hầu hết phụ nữ có thai chết lưu khi mang thai lần tiếp theo sẽ có một đứa con khỏe mạnh. Nếu như thai chết lưu trước đây được gây ra bởi rối loạn về nhiễm sắc thể hoặc vấn đề về dây rốn, khả năng xảy ra lần mang thai sau sẽ ít. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu là một căn bệnh mạn tính ở người mẹ hoặc một rối loạn di truyền của bố mẹ thì nguy cơ lưu thai lần sau sẽ cao hơn. Trung bình thì cơ hội mang thai thành công trong tương lai là trên 90%.

Nguyên nhân thai lưu

Các nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu bao gồm:

  • Dị tật bẩm sinh, sự bất thường về nhiễm sắc thể
  • Dây rốn có vấn đề: Tình trạng sa dây rốn, dây rốn ra khỏi âm đạo trước khi em bé được sinh ra, đã ngăn chặn việc cung cấp oxy trước khi em bé có thể tự thở. Hoặc dây rốn có nguy cơ thắt, quấn chặt quanh tay chân hoặc cổ của em bé.
  • Nhau thai bất thường: Nhau thai chính là nguồn nuôi dưỡng cho thai nhi. Trong tình trạng nhau bong, nhau thai tách khỏi thành tử cung quá sớm hoặc nhau thai không cung cấp đủ máu cho thai nhi sẽ dẫn đến tình trạng thai lưu cao.
  • Các bệnh lý ở người mẹ bao gồm tiểu đường hoặc huyết áp cao, đặc biệt là tăng huyết áp do mang thai hoặc tiền sản giật.

Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như: Vấn đề tài chính hạn hẹp, stress trong thời kỳ mang thai, hút thuốc lá, sử dụng ma túy..., là những nguy cơ khiến thai chết lưu.

vicare.vn-can-chuan-bi-gi-truoc-khi-mang-thai-sau-khi-bi-thai-luu1

Cần chuẩn bị trước khi mang thai sau khi bị thai lưu

Ngoài cần duy trì sự khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần, với những cặp vợ chồng đang có ý định mang thai sau khi thai lưu cần phải chú ý những nguyên tắc sau để chuẩn bị trước khi mang thai sau khi bị thai lưu sẽ giúp hạn chế đến mức tối đa việc thai chết lưu lần sau.

Mẹ bầu cần nghỉ ngơi hợp lý một thời gian nhất định trước khi có thai lần tiếp

Sau khi thai lưu, chị em nên để cơ thể nghỉ ngơi, hồi phục để có điều kiện tốt nhất cho việc mang thai lần tới. Nếu thai sảy tự nhiên là một bào thai nhỏ hay phải nạo bằng dụng cụ để lấy thai ra, thì chị em nên kiêng giao hợp ít nhất 3 – 6 tháng để cơ thể thực sự hồi phục, niêm mạc tử cung có thể tái tạo được lại bình thường. Nếu thai bị lưu đã lớn ngoài 28 tuần, thì ít nhất là 1 năm sau chị em mới nên có thai trở lại.

Tiến hành thăm khám định kỳ

Sau khi đã lấy thai lưu ra, chị em nên lưu ý cần tiếp tục thăm khám bác sĩ theo định kỳ để bảo đảm sức khỏe. Bên cạnh đó cả hai vợ chồng cũng nên thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ, siêu âm kiểm tra tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, trứng... Để chuẩn bị tình thần khi bắt đầu mang thai lại.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi lành mạnh

Trong quá trình nghỉ ngơi sau khi thai lưu, vợ chồng nên lên kế hoạch cho một chế độ ăn uống, sinh hoạt thật lành mạnh và khoa học để chuẩn bị mang thai sau thai lưu được an toàn hơn.

Đối với người chồng cần chú ý:

  • Ăn uống đủ dưỡng chất để giúp cơ thể và tinh trùng được khỏe mạnh. Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu axit folic, kẽm, vitamin C, ngũ cốc, rau lá xanh đậm, thịt hải sản, trứng, bưởi...
  • Tránh mặc đồ bó sát, ngâm mình trong bồn tắm hơi.
  • Hạn chế thuốc lá, rượu bia...
  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mệt mỏi, căng thẳng.
Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài là nơi cung cấp các dịch vụ điều trị hiếm muộn, vô sinh và làm thụ tinh trong ống nghiệm

Người vợ cần chú ý:

  • Kiểm tra khả năng miễn dịch, thủy đậu, bệnh phụ khoa, chủng ngừa cúm, rubella...
  • Nên dành khoảng 30 phút tập thể dục hàng ngày.
  • Không nên uống rượu, cà phê, thuốc lá..., vì có thể làm giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ kích thích thần kinh dẫn đến sảy thai rất cao.

Cả bố mẹ cũng cần giảm thiểu rủi ro từ môi trường làm việc và sinh hoạt. Tránh tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, chất phóng xạ, dung môi, chì trong nước uống...

Giữ tinh thần thật thoải mái

Các chị em khi bị thai lưu không nên tự dằn vặt bản thân mình mà nên coi đó là chuyện buồn xảy ra ngoài ý muốn. Hãy cố gắng giữ tinh thần thật vui vẻ và thoải mái để tăng khả năng thụ thai trong lần tiếp theo. Bởi nếu cứ mãi căng thẳng, stress thì việc thụ thai cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tóm lại, cố gắng chuẩn bị trước khi mang thai sau khi bị sẩy thai có thể là một trải nghiệm đầy cảm xúc. Điều tốt nhất là bạn nên cố gắng trải lòng với những người thân yêu của mình để họ có thể chia sẻ giúp cho bạn, đồng thời giúp tinh thần bạn được thoải mái hơn. Hy vọng sau bài viết này bạn cũng đã nắm được những việc cần chuẩn bị trước khi mang thai sau khi bị thai lưu.

Xem thêm :

  • Dấu hiệu và cách phòng tránh thai chết lưu
  • Những lưu ý khi dùng các biện pháp tránh thai an toàn
  • Những điều mẹ cần lưu ý khi mang thai lần 2