Cần biết để xử trí khi bị viêm ruột thừa

Là 1 chứng bệnh phổ biến nhưng ít ai hiểu rõ và biết cách xử trí khi bị viêm ruột thừa. Hãy học cách nhận biết để bình tĩnh đối phó khi cơn đau đột ngột xảy đến

Cần biết để xử trí khi bị viêm ruột thừa Cần biết để xử trí khi bị viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa - căn bệnh không còn lạ lẫm gì với mọi người. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này để có thể đối phó nhanh chóng và xử lý kịp thời khi các triệu chứng đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Chính vì vậy, trong bài viết này, HoiBenh muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin quan trọng cần biết để hiểu rõ và kịp thời xử trí khi bị viêm ruột thừa.

Ruột thừa là gì?

Ruột thừa là một đoạn ruột hẹp, kín, tận cùng, dài khoảng vài centimet và bám dính vào manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Lớp lót bên trong lòng ruột thừa tiết ra ít chất nhầy và chảy vào manh tràng. Thành của ruột thừa chứa mô bạch huyết, là một phần của hệ miễn dịch sản xuất kháng thể. Giống như những đoạn còn lại của đại tràng (ruột già) thì thành của ruột thừa cũng có chứa lớp cơ nhưng lớp cơ này phát triển kém.

phòng ngừa<a href= viêm ruột thừa" width="600" height="409" />

Các triệu chứng viêm ruột thừa:

- Ói mửa và buồn nôn

- Đau ở vùng dưới bên phải của bụng và càng đau hơn khi dùng tay ấn vào

- Đau nhức ngay phía trên rốn, vốn có thể lan rộng đến khu vực bụng dưới bên phải

- Cơn đau nhói trở nên tồi tệ hơn khi ho, hắt hơi, đi lại hoặc hít thở sâu

- Sốt nhẹ

- Bị tiêu chảy, táo bón hoặc không thể “đánh rắm”

- Mất cảm giác ngon miệng

- Vùng bụng bị sưng

Lưu ý: những dấu hiệu trên có thể thay đổi phụ thuộc độ tuổi hay vị trí của ruột thừa. Nếu là phụ nữ mang thai, đau có thể cảm nhận được vùng thượng vị bởi ruột thừa sẽ nằm cao hơn trong thai kì.

>>> Xem thêm: 4 điều có thể bạn chưa biết về bệnh viêm ruột thừa

xử trí khi bị viêm ruột thừa

Nguyên nhân từ đâu?

Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng đau ruột thừa:

1. Tắc lòng ruột thừa

- Do tế bào niêm mạc ruột thừa bong ra, làm nút lại lòng ruột thừa; hoặc do sỏi, phân lọt vào lòng ruột thừa, do giun chui vào, hoặc do phì đại quá mức của các nang lympho.

- Co thắt ở gốc hoặc đáy ruột thừa

- Ruột thừa bị gấp do dính hoặc do dây chằng đè

2. Nhiễm trùng ruột thừa

- Sau khi bị tắc, vi khuẩn trong lòng ruột thừa phát triển gây viêm.

- Nhiễm trùng ruột thừa còn do nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu), xuất phát từ những ổ nhiễm trùng nơi khác như: phổi, tai, mũi, họng... tuy nhiên nguyên nhân này hiếm gặp.

phòng ngừa viêm ruột thừa

3. Tắc nghẽn mạch máu ruột thừa

- Tắc lòng ruột thừa làm áp lực lòng ruột thừa tăng lên, gây tắc nghẽn các mạch máu nhỏ tới nuôi dưỡng thành ruột thừa, làm rối loạn tuần hoàn.

- Nhiễm trùng do độc tố của vi khuẩn Gram âm, gây tắc mạch hoặc có thể gây tắc mạch nguyên phát, là nguyên nhân của viêm ruột thừa.

Biến chứng nguy hiểm của viêm ruột thừa

Nếu không được điều trị kịp thời, ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra, vi khuẩn tăng sinh làm mủ lan tràn ổ bụng gọi là viêm phúc mạc gây nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu), suy đa cơ quan và cuối cùng là tử vong.

Lứa tuổi nào dễ bị mắc viêm ruột thừa?

Viêm ruột thừa không lây lan, không bị theo di truyền. Tuy nhiên, viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ 3 -4 tuổi. Những trường hợp này rất khó chẩn đoán vì trẻ chưa biết diễn đạt rõ ràng và không dễ phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng đau bụng khác. Viêm ruột thừa ở trẻ tiến triển rất nhanh, có thể bị vỡ khi kéo dài từ 6- 8 giờ.

>>> Xem thêm: Viêm ruột thừa có nguy hiểm không?

phòng ngừa viêm ruột thừa

Biện pháp phòng tránh

Không có cách phòng tránh chứng viêm ruột thừa, tuy nhiên, mỗi người có thể ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này bằng một số loại thực phẩm nhất định. Một chế độ ăn uống hài hoà, cân bằng và bổ dưỡng với chất xơ, các loại thực phẩm làm sạch đường ruột, hỗ trợ tiêu hoá tốt như rau củ, trái cây. Ngoài ra, cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể hàng ngày là cách đơn giãn nhất để giúp đường ruột hoạt động khoẻ mạnh.

Các phương pháp chẩn đoán

- Khám thực thể: đau lan tỏa ở vùng rốn và trở nên khu trú tại điểm McBurney nếu ruột thừa viêm tiếp xúc với phúc mạc thành. Điểm McBurney này nằm tại khu vực 1/3 ngoài của đường nối gai chậu trước trên và rốn, hoặc khoảng bề rộng của bàn tay.

- Thăm trực tràng bằng ngón tay (hay khám trực tràng qua đường hậu môn)

- Xét nghiệm huyết học.

- Siêu âm và chụp Doppler.

- CT scan hoặc chụp cắt lớp.phòng ngừa viêm ruột thừa

Phương pháp điều trị

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là phương pháp điều trị chính, bao gồm:

- Phương pháp nội soi: nếu ruột thừa chưa bị vỡ thì người bệnh có thể được tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp nội soi. Đây là phương pháp phẫu thuật hiện đại giúp bệnh nhân ít đau đớn, mất máu ít và khả năng phục hồi nhanh. Hơn nữa, phương pháp nội soi còn cho đường mổ nhỏ, ngắn, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ.

- Phương pháp mổ rạch: là phương pháp được sử dụng để cắt ruột thừa trong trường hợp ruột thừa đã vỡ và giải phóng ổ viêm ra ổ bụng. Lúc này mổ nội soi không còn tác dụng để làm sạch ổ bụng hoàn toàn nữa.

Ngoài ra, các nhà khoa học thuộc Trung Tâm Các Bệnh Đường Tiêu Hóa Nottingham (NDDC) tại Anh sau một thời gian nghiên cứu, theo dõi đã tuyên bố: dùng thuốc khánh sinh, hiệu quả hơn là can thiệp bằng phẫu thuật nếu bệnh chưa xảy ra biến chứng.

phòng ngừa viêm ruột thừa

Tuy nhiên, trên tất cả, dù là chẩn đoán hay điều trị viêm ruột thừa bằng bất cứ phương pháp nào, đều cần phải dựa trên kết quả kiểm tra và tư vấn của các y bác sỹ chuyên môn. HoiBenh mong rằng bài viết mang đến những thông tin cần thiết về bệnh viêm ruột thừa, giúp các bạn có sự lưu ý và phòng ngừa thường xuyên để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất. Khi có bất kỳ triệu chứng đau nào, nhất là ở trẻ em và phụ nữ mang thai, HoiBenh khuyến cáo nên nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế khám và chẩn trị để kịp thời xử trí khi bị viêm ruột thừa, và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.

Chúc sức khỏe và cảm ơn đã đọc bài viết!

>>> Xem thêm: Bị bệnh viêm ruột thừa có phải mổ không?