Cảm thấy tê bì vết mổ sau sinh, mẹ cần làm gì?
Tùy vào cơ địa mà thời gian đau rát, tê bì tại vết sẹo mổ khi sinh sẽ kéo dài từ 6 tháng – 1 năm. Có rất nhiều trường hợp, sau khi sinh, mẹ gặp phải tình trạng vết mổ cứng, tê bì. Liệu điều này có bất thường không? nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây
Cảm thấy tê bì vết mổ sau sinh, mẹ cần làm gì?
Nếu sản phụ đẻ thường phải chịu những cơn đau “ khủng khiếp” trên bàn đẻ, thì với sản phụ đẻ mổ còn phải chịu thêm nhiều cơn đau ở vết mổ sau sinh. .
1. Vết mổ sau sinh bị tê bì có gây nguy hiểm không?
Bình thường, sau khi sinh, tại vị trí mổ bạn sẽ thấy rất đau. Thời gian đau vết sẹo mổ khi sinh kéo dài rất lâu. Cơn đau có thể tăng lên trong trường hợp thay đổi thời tiết hay bạn vận động mạnh, thay đổi tư thế hoặc dùng tay ấn vào vết mổ.
Sau thời gian tầm 2- 3 tuần, thông thường vết mổ khi sinh sẽ tạo thành một vệt sẹo lồi theo đường rạch, nổi rõ trên bề mặt da. Vết sẹo mổ khi sinh này thường có màu hồng. Dùng tay ấn vào thì có cảm giác nổi hạch, cùng đó là cảm giác đau, tê bì.
Nhiều người lo lắng khi cảm thấy tê bì ở vết sẹo mổ khi sinh. Nhưng đây là một hiện tượng bình thường. Nguyên nhân của việc tê bì này là do chỉ bên trong chưa tiêu hết. Sau một thời gian chỉ tiêu hết, mẹ sẽ không còn cảm thấy cảm giác đau nữa.
Ở giai đoạn này, mẹ cần chăm sóc vết sẹo mổ khi sinh thật tốt, tránh đè nặng lên vết mổ, có chế độ nghỉ ngơi cũng như dinh dưỡng cân đối, phù hợp. Đặc biệt, mẹ sau sinh nên chú ý chế độ ăn uống để tránh vết mổ thành sẹo lồi.
Để đảm bảo an toàn, mẹ cũng nên đi khám sau sinh nếu cảm thấy có bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng tại vết sẹo mổ khi sinh
2. Vết mổ sau sinh có dấu hiệu như nào thì nguy hiểm?
Như đã giới thiệu ở phần trên, việc vết sẹo mổ khi sinh cứng lên, hoặc cảm giác tê bì ở vết sẹo mổ khi sinh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, sẹo mổ có nhiều nguy cơ nhiễm trùng nếu không được chăm sóc kỹ. Nếu mẹ thấy có những dấu hiệu của nhiễm trùng sau đây, thì ngay lập tức hãy đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm
- Đau bụng dữ dội, cơn đau xuất hiện dày và không có dấu hiệu giảm cường độ đau.
- Xuất hiện tình trạng đỏ, sưng tấy quanh vết sẹo mổ khi sinh
- Có hiện tượng chảy mủ, dịch quanh vết mổ đẻ.
- Cơ thể sốt cao trên 38 độ.
- Đi tiểu són, có cảm giác đau buốt hoặc rát khi đi tiểu.
- Âm đạo có mùi lạ.
- Quanh vết mổ có hiện tượng chảy máu hoặc các cục đông lớn.
Những trường hợp nhiễm trùng này phải được điều trị ngay lập tức, bởi để càng lâu, nguy cơ dẫn đến biến chứng hậu sản càng cao. Trong đó gặp nhiều nhất là những biến chứng sau:
- Nhiễm trùng huyết: thường gặp ở những bà mẹ có sức đề kháng không tốt, dinh dưỡng không đầy đủ sau sinh. Tỉ lệ cao ở những sản phụ đẻ mổ sau khi chuyển dạ khó và vỡ nước ối trước đó.
- Hoại tử: do tình trạng nhiễm trùng nặng không được điều trị kịp thời dẫn đến hoại tử các tế bào, mô.
- Bục vết mổ đẻ.
- Tổn thương các bộ phận lân cận vết mổ.
- Tử vong ( hiếm gặp).
3. Các loại nhiễm trùng hay gặp ở vết mổ đẻ.
3.1. Viêm mô tế bào
- Trên bề mặt da người luôn tồn tại tụ cầu và liên cầu. Sau mổ, các vi khuẩn này xâm nhập vào sâu bên trong vết mổ, gây nhiễm khuẩn, viêm.
- Hiện tượng thường là sưng đỏ, hơi nóng ấm và mềm, tại vết mổ không thấy dấu hiệu chảy dịch.
3.2. Áp xe tại vết mổ
- Là một dạng nhiễm trùng hình thành do vi khuẩn. Tại vị trí seo mổ khi sinh sẽ xuất hiện triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau.
- Mủ sẽ được hình thành tại một vị trí nào đó trên vết mổ và có hiện tượng chảy dịch.
- Áp xe còn có thể xuất hiện ở cơ tử cung, buồng trứng, mô sẹo và một vài cơ quan lân cận khác.
- Ngoài ra, áp xe còn có thể gây viêm ở nội mạc thành tử cung. Có thể nhận biết hiện tượng này bằng các dấu hiệu sau đây:
- Chảy máu bất thường.
- Có cảm giác đau ở vùng bụng.
- Có cảm giác như điện giật.
- Sưng tấy ở vết mổ.
- Sốt, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
3.3. Thrush ( bệnh do nấm Candida)
- Nấm Candida luôn hiện diện trên cơ thể chúng ta. Nhưng nó chỉ gây nhiễm trùng cho các trường hợp suy giảm miễn dịch, sử dụng thuốc có chứa steroid và kháng sinh kéo dài.
- Sau khi mổ, phụ nữ có khả năng nhiễm loại nấm này ở âm đạo và vùng miệng.
- Loại nhiễm trùng này không xuất hiện ở vết mổ đẻ, nhưng việc rạch mổ ở phần bụng cũng có ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của loại nấm này.
3.4.Nhiễm trùng bàng quang và đường tiết niệu.
Loại nhiễm trùng này gây ra do vi khuẩn E.coli. Biểu hiện lâm sàng là sốt, đi tiểu nhiều lần, khi đi tiểu thấy cảm giác tiểu buốt và tiểu rắt.
4. Cách chăm sóc vết mổ sau sinh
Để hạn chế được các nhiễm trùng cho sẹo mổ khi sinh, bạn cần lưu ý:
- Ngày đầu tiên sau sinh mổ, người mẹ không nên nằm yên một tư tế, có thể thay đổi tư thế nằm: nghiêng sang trái hoặc nghiêng sang phải để giảm áp lực lên vùng bụng và vết mổ
- 24h - 48h sau mổ, mẹ nên tập đi lại nhẹ nhàng, quá trình đi lại giúp việc hít thở dễ dàng hơn, tốt cho hô hấp cũng như hỗ trợ cho việc đẩy hết sản dịch ra, giúp tử cung của người mẹ nhanh phục hồi hơn.
- Thực hiện các bài tập massage bụng một cách nhẹ nhàng các mô xung quanh vết mổ, kích thích quá trình phục hồi.
- Tuyệt đối không tự ý bôi bất kì loại thuốc nào nếu vết mổ chưa lành mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Mẹ hãy ăn uống đầy đủ chất. Ưu tiên các loại thực phẩm như thịt cá, rau xanh, các loại thịt trắng giúp vết mổ nhanh liền sẹo hơn và tăng được sức đề kháng cho cơ thể.
- Mẹ hãy san sẻ công việc gia đình cũng như chăm con cùng người thân trong gia đình. Giảm áp lực về tinh thần cũng như thể chất cho chính bản thân mình.
Thực hiện đúng các bước chăm sóc cũng như ăn uống, sẽ giúp vết mổ của mẹ nhanh lành hơn. Quan trọng, mẹ hãy nhớ rằng, cảm thấy tê bì ở vết sẹo mổ khi sinh là điều bình thường.
Nếu gặp phải các trường hợp nhiễm trùng, chảy dịch, đau kéo dài, sốt cao thì không tự ý mua thuốc về dùng. Hãy đến cơ sở y tế tin cậy để được thăm khám, theo dõi và điều trị.
Xem thêm:
- Vết sẹo mổ có thể dài bao nhiêu?
- Nên làm gì nếu vết sẹo mổ gây kích ứng với bạn?
- Sẹo mổ sau sinh hình thành như thế nào?