Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sốt cho mẹ

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sốt có thể là triệu chứng của rất nhiều chứng bệnh, trong đó thường gặp nhất là các chứng bệnh về hô hấp ở trẻ, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nặng và gây ra nhiều biến chứng không thể lường trước. Vậy cha mẹ phải làm sao khi con bị ho có đờm và sốt?

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sốt cho mẹ Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sốt cho mẹ

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sốt có thể là triệu chứng của rất nhiều chứng bệnh, trong đó thường gặp nhất là các chứng bệnh về hô hấp ở trẻ, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nặng và gây ra nhiều biến chứng không thể lường trước. Vậy cha mẹ phải làm sao khi con bị ho có đờm và sốt? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của HoiBenh.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sốt nhẹ thường không quá nguy hiểm nếu là ở tình trạng mới chớm và không có một bất thường nào khác như là phát ban, sốt cao trên 39oC. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là cha mẹ có thể chủ quan với bệnh của con. Vì nếu để tình trạng trên kéo dài trẻ sẽ bị khó thở, mệt mỏi kéo dài, thậm chí là biến chứng nặng hơn khi không được điều trị và điều trị không đúng cách.

Vì vậy, ngay từ khi các triệu chứng bệnh còn nhẹ, cha mẹ nên lưu ý để tự chăm sóc trẻ tốt hơn, cũng như quan sát trẻ thật kĩ nếu thấy các biểu hiện bất thường có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt
vicare.vn-cam-nang-cham-soc-tre-so-sinh-bi-ho-co-dom-va-sot-cho-me-body-1

Cách chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sốt

Điều trị bằng thuốc theo chỉ định

  • Thuốc là cách điều trị tốt nhất cho trẻ sơ sinh bởi vì thuốc có thể giúp làm giãn phế quản, cho phép đờm bong ra dễ dàng hơn và có tác dụng hạ sốt nhanh hơn đối với trẻ.

  • Tuy nhiên, muốn điều trị bằng thuốc, trẻ cần được kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa và phụ thuộc vào từng độ tuổi, cũng như điều kiện sức khỏe để được chỉ định dùng thuốc riêng.

  • Cha mẹ nên lưu ý, trong tất cả trường hợp, không nên tự ý mua thuốc cho con uống. Hãy đưa con đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh ở trẻ và được kê đơn cụ thể.

Có một chế độ ăn uống phù hợp với con

  • Có một số thực phẩm có thể gây ra đờm mà mẹ nên tránh cho con sử dụng như là: Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như là sữa chua, pho mát, bơ... Các thực phẩm này có chứa casein làm tăng tiết chất nhầy và rất khó tiêu hóa. Cùng với các sản phẩm sữa, đậu nành cũng là một trong số những loại thực phẩm tạo đờm. Vì vậy, khi trẻ đang bị ho có đờm, mẹ nên tránh cho trẻ tiêu thụ những thực phẩm trên.

  • Mặc dù có rất nhiều loại thực phẩm và các nhóm thực phẩm có thể gây ra đờm trong cổ họng, nhưng cũng có một số loại thực phẩm có thể giúp làm giảm tình trạng ho có đờm mà mẹ có thể cho con thử như là mật ong và gừng, quất,... những loại thực phẩm này có thể được sử dụng như là một loại thuốc dân gian giúp trị đờm vì nó có thể giúp cơ thể loại bỏ chất nhờn dư thừa và an toàn đối với trẻ.

  • Thức ăn lỏng, ấm cũng sẽ có tác dụng giúp làm giảm bớt tắc nghẽn, em bé sau đó dễ dàng ho ra đờm hơn.

  • Bên cạnh đó mẹ cũng nên cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm và hỗ trợ hạ sốt nhanh hơn.
vicare.vn-cam-nang-cham-soc-tre-so-sinh-bi-ho-co-dom-va-sot-cho-me-body-1

Hạ sốt nhanh cho trẻ

Nếu trong trường hợp trẻ sốt cao hơn 38.5oC mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được chỉ định hạ sốt, tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc hoặc hạ sốt cho trẻ theo kinh nghiệm dân gian, vì những cách hạ sốt này có thể sẽ làm hại đến trẻ. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị sốt từ 37,5 – 38,5 độ C thì mẹ có thể áp dụng một số cách hạ sốt ban đầu như sau:

- Cho bé uống nhiều nước hơn và chia làm nhiều lần.

- Lau cơ thể cho bé bằng nước ấm. Lau nhiều hơn ở vùng nách và bẹn.

- Đắp khăn ấm đã vắt khô lên trán, tay, cổ của bé.

- Cho bé mặc các loại đồ thoáng mát và ở nơi không khí trong lành, thoáng đãng.

Cha mẹ hoặc là người trông nom bé cần phải luôn theo dõi nhiệt độ cơ thể bé liên tục. Nếu như đã áp dụng các cách hạ sốt trên mà bé vẫn tiếp tục sốt cao và không có dấu hiệu giảm thì cần phải đưa bé tới trung tâm y tế hoặc là bệnh viện để khám và có hướng điều trị tốt hơn.

Trên đây là một số cách giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sốt, mong rằng qua bài viết này, mẹ đã có thêm thông tin cho mình từ đó có thêm kiến thức và kĩ năng để chăm sóc trẻ tốt hơn.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho: Mối nguy hiểm tiềm ẩn làm hại con bạn