Cảm cúm - Đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh

Trẻ em dưới 2 tuổi đặc biệt trẻ sơ sinh rất dễ xảy ra biến chứng khi bị cúm. Vì thế, cảm cúm ở trẻ sơ sinh là bệnh không nguy hiểm và khá phổ biến nhưng không nên coi thường. Nếu phát hiện trẻ sơ sinh bị cảm cúm, cha mẹ cần theo dõi sát sao và có những hành động nhanh chóng và thích hợp.

Cảm cúm - Đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh Cảm cúm - Đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh

Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Những dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị cảm cúm:

  • Trẻ bị sốt hoặc có hiện tượng sốt.
  • Trẻ run rẩy và có cảm giác ớn lạnh.
  • Cổ họng có cảm giác khô và trẻ bị ho.
  • Viêm họng.
  • Chảy nước mũi.
  • Ngạt mũi, khó thở.
  • Nhức mỏi cơ bắp.
  • Đau đầu.
  • Mệt mỏi nghiêm trọng.
  • Tiêu chảy hoặc nôn trớ.

Bệnh cảm cúm khác với bệnh cảm lạnh, cha mẹ cần nắm bắt triệu chứng để phân biệt rõ ràng.

Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị cảm lạnh thường sốt nhẹ, chảy nước mũi và ho ở mức độ nhẹ. Cảm cúm thường gây ra mệt mỏi, đau nhức và khó chịu hơn cảm lạnh.

Đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, có một số biện pháp phòng ngừa và giảm các triệu chứng của sốt và ho nhưng tốt nhất cần có sự chỉ định và cho phép của các bác sĩ.

vicare.vn-cam-cum-dac-biet-nguy-hiem-voi-tre-so-sinh-body-2

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Mặc dù cảm cúm thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong vòng 1­2 tuần. Tuy nhiên, bạn không nên coi thường bệnh này nhé bởi vì trong một số trường hợp, cảm cúm ở trẻ sơ sinh cũng có thể dẫn đến một số biến chứng cực kì nghiêm trọng.

Viêm phổi ở trẻ em

Cúm là bệnh do vi­rus Influenza gây ra, siêu vi­rus này rất dễ lây lan qua đường ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. Ngoài ra, vi­rus này có thể chạy vào phổi và gây viêm phổi, biểu hiện bằng các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, run... Viêm phổi được xem như là biến chứng thường gặp nhất và đặc biệt nguy hiểm của bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh, trong một số trường hợp viêm phổi có thể dẫn đến tử vong.

Viêm phế quản

Tình trạng này xảy ra do lớp màng nhầy của phế quản phổi bị kích thích. Nếu trẻ bị cảm cúm kèm theo một số dấu hiệu như ho kèm theo đờm, đau thắt ngực, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, người ớn lạnh thì rất có thể con bạn đang bị viêm phế quản rồi đấy.

Cảm cúm cũng có thể dẫn đến bệnh viêm tai giữa

Khi bị viêm tai giữa trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như ớn lạnh, sốt, mất thính giác, nôn, thay đổi tâm trạng. Các bác sĩ khuyên rằng nếu như con bạn có các triệu chứng kể trên kéo dài hơn một ngày, tai cực kì đau, có dịch chảy ra từ tai, khó ngủ hoặc tâm trạng rầu rĩ hơn thường ngày, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra kĩ càng.

Viêm thanh khí phế quản

Triệu chứng cảm cúm ở trẻ sơ sinh ban đầu thường là nghẹt mũi, chảy nước mũi, sau đó là sốt. Sau khoảng từ 1­2 ngày, khi đường hô hấp trên càng bị viêm và sưng tấy, trẻ có thể bị khan giọng và ho. Nếu đường hô hấp trên vẫn tiếp tục sưng lên làm trẻ khó thở, bạn có thể cảm nhận được như có tiếng rít khi trẻ hít vào.

Ngoài ra, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm cơ cũng có thể xảy ra như là những biến chứng của bệnh cảm cúm. Thêm vào đó, dù cho các triệu chứng cảm cúm ở trẻ sơ sinh đã biến mất thì trẻ vẫn còn cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng và phải mất đến vài tuần thì cơ thể mới có thể hồi phục được hoàn toàn.

vicare.vn-cam-cum-dac-biet-nguy-hiem-voi-tre-so-sinh-body-3

Cách chữa cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Thuốc điều trị không hề tốt đối với trẻ sơ sinh, đôi khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Mẹ hãy sử dụng các biện pháp trị cảm cúm nhẹ nhàng hơn cho trẻ mà vẫn đảm bảo hiệu quả, an toàn. Bí kíp này tuy không rút ngắn thời gian bệnh ủ nhưng sẽ giúp bé dễ chịu hơn rất nhiều

Thường xuyên rửa mũi cho bé

Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để có thể tự hỉ mũi, vậy nên rất cần sự trợ giúp của mẹ. Sử dụng dụng cụ xịt rửa và hút mũi sẽ giúp bé hít thở dễ dàng hơn, thực hiện trước khi cho bé bú khoảng 15 phút nhé.

Các mẹ không nên hút mũi cho bé quá nhiều vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi. Không sử dụng phương pháp này 4 ngày liên tiếp, bởi mũi của bé sẽ bị khô và bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Làm ẩm không khí

Mỗi khi tắm, bố mẹ có thể dùng vòi hoa sen phun nước nóng một lúc để phòng đầy hơi ẩm, sau đó tắm cho bé trong phòng này. Nếu sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm, mẹ nên kiểm tra và vệ sinh thường xuyên để tránh trường hợp máy bị ẩm mốc và phun ra hơi độc.

Sử dụng dầu nóng dành cho bé

Các loại dầu dành cho trẻ sơ sinh như khuynh diệp, tinh dầu bạc hà tuy không có công dụng trị cảm cúm cho trẻ nhưng lại giúp làm dịu những sự khó chịu gây ra bởi bệnh. Trẻ sẽ ngủ ngon giấc vào ban đêm và không bị gây khó chịu bởi dịch nhầy ở mũi nhờ cảm giác mát lạnh có được từ các sản phẩm dầu dành cho em bé.

Cách chữa cảm cúm ở trẻ sơ sinh bằng cách massage

Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ dùng dầu nóng xoa vào ngực, cổ và lưng của bé, massage nhẹ nhàng cũng giúp tăng cảm giác dễ chịu cho bé. Tránh để dầu tiếp xúc với miệng, mũi, xung quanh mắt hoặc bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt của bé.

vicare.vn-cam-cum-dac-biet-nguy-hiem-voi-tre-so-sinh-body-1

Phòng ngừa cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm phòng vắc-xin. Vắc-xin cảm cúm được tiêm mỗi năm một lần do chủng loại virus không cố định.

Ngoài ra, việc vệ sinh môi trường sống và cách xa nguồn virus người khác cũng cần thiết và có hiệu quả nhưng không mang tính tuyệt đối. Ngay cả khi con bạn đã tiêm phòng, bé vẫn có thể bị cảm cúm bình thường. Vắc-xin không có tác dụng 100% đặc biệt là với bệnh cảm cúm.

Cảm cúm thường lây lan qua các giọt nhỏ từ người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí. Cách phòng ngừa cảm cúm ở trẻ sơ sinh tốt nhất là cho bé uống nhiều nước và rửa tay bằng xà phòng. Đồng thời nhắc nhở mọi người xung quanh có ý thức giúp bé không bị nhiễm bệnh.