Cai sữa cho trẻ lười ăn khó hay dễ?

Khi trẻ lười ăn, mẹ sẽ thật sự vất vả, lo lắng và phân vân xem có nên cho con cai sữa hay không? Thực chất việc cai sữa cho trẻ lười ăn không quá khó khăn như nhiều bà mẹ bỉm sửa suy nghĩ. Nó sẽ thật sự dễ dàng khi mẹ biết cách cai sữa cho bé đúng cách và hiệu quả.

Cai sữa cho trẻ lười ăn khó hay dễ? Cai sữa cho trẻ lười ăn khó hay dễ?

Khi trẻ lười ăn, mẹ sẽ thật sự vất vả, lo lắng và phân vân xem có nên cho con cai sữa hay không? Thực chất việc cai sữa cho trẻ lười ăn không quá khó khăn như nhiều bà mẹ bỉm sửa suy nghĩ. Nó sẽ thật sự dễ dàng khi mẹ biết cách cai sữa cho bé đúng cách và hiệu quả.

1. Cai sữa cho trẻ lười ăn đúng thời điểm

Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên cho bé bú hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời và duy trì trong 1 năm tuổi. Khi mẹ thấy con mình có những dấu hiệu sau đây thì có thể bé đã sẵn sàng cai sữa:

- Bé có thể tự kiểm soát những hoạt động của đầu. Khi mẹ bế, đầu bé đã cứng cáp, không cần mẹ bế sau gáy.

- Bé có thể tự ngồi vững vàng mà không cần sự trợ giúp từ người lớn.

- Trong lượng có thể bé tăng gấp đôi trọng lượng lúc mới sinh.

- Bé có những biểu hiện không hài lòng như quấy khóc mặc dù đã được bú no sữa mẹ.

- Vào ban đêm, giấc ngủ của bé bị gián đoạn do đói.

- Khi thấy người khác ăn thì biểu lộ sự tò mò.

Cai sữa cho trẻ lười ăn.

Theo các chuyên gia của tổ chức tế thế giới, thời điểm cai sữa tốt nhất cho bé trong khoảng 18-24 tháng tuổi. Cùng với đó, mẹ cần phải xem xét các dấu hiệu trên để biết được thời điểm cai sữa của mỗi bé.

2. Cai sữa cho trẻ lười ăn đúng cách

Đối với trẻ lười ăn, việc cai sữa phải thực hiện đúng cách mới mang lại hiệu quả và đảm bảo sức khỏe cho bé.

Việc cai sữa phải tiến hành từ từ, không nên vội vàng dù bé ở bất cứ tuổi nào. Mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

Bỏ một cữ bú

Trong ngày, mẹ thử bỏ một cữ bú, rồi quan sát phản ứng của bé ra sao. Mẹ có thể chuẩn bị một bình sữa là sữa mẹ vắt ra hoặc sữa công thức, sữa bột để thay thế ( chỉ áp dụng với bé tròn 1 tuổi). Mẹ lặp đi lặp lại việc này cùng thời điểm trong ngày liên tục trong 1-2 tuần để bé dần thích nghi với sự thay đổi. Việc này cũng giúp cho lượng sữa mẹ tiết ra giảm dần, tránh tình trạng căng cứng gây đau đớn, khó chịu.

Giảm thời gian bú

Mẹ cũng có thể giảm ngắn thời gian ở mỗi cữ bú thay vì bỏ cữ như trên. Nếu một cữ bú bình thường của bé là 5 phút thì mẹ có thể giảm xuống 3 phút. Để bổ sung thêm khẩu phần giảm đi đó, mẹ có thể cho bé ăn dặm hoặc uống sữa công thức ( đối với trẻ 6 tháng tuổi). Tuy nhiên, cữ bú buổi tối rất khó thay đỏi, mẹ nên cho bé bú đủ để bé ngủ ngon giấc hơn.

Trì hoãn và làm phân tâm

Khi bé lớn hơn 1 tuổi, mẹ nên đặt giới hạn cho bé bú 2-3 cữ/ ngày. Nếu bé đòi bú, mẹ có thể trì hoãn bằng một lý do nào đó và hứa sẽ cho bú sau. Ví dụ, buổi chiều, bé đòi bú mẹ, tuy nhiên mẹ có thể trì hoãn và hứa sẽ cho bé bú trước khi đi ngủ.

>>> Xem thêm: Mẹ đã biết khi nào nên cai sữa cho bé hay chưa?
vicare.vn-cai-sua-cho-tre-luoi-an-kho-hay-de-body-1

3. Lưu ý quan trọng khi cai sữa cho trẻ lười ăn

Việc cai sữa đối với trẻ lười ăn là một việc làm không quá khó nhưng cũng không đơn giản. Mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề để việc cai sữa cho trẻ lười ăn diễn ra thuận lợi.

Mẹ không nên cai sữa đột ngột cho trẻ

Việc cai sữa đột ngột có thể làm trẻ bị chấn thương tinh thần và dễ trở nên biếng ăn. Đối với trẻ, việc bú mẹ không chỉ là nhu cầu ăn uống bình thường mà còn là một nhu cầu tình cảm đặc biệt, bé muốn được mẹ ôm ấp, vỗ về. Vì vậy, việc dừng bú đột ngột có thể khiến bé bị sốc. Mẹ nên cai sữa một cách từ từ để bé có thời gian chuẩn bị.

Mẹ nên cho bé làm quen với những món ăn hấp dẫn

Bên cạnh việc cai sữa một cách dần dần, mẹ cũng nên cho bé tập ăn những món ăn mới. Khi bé thích ăn những món hợp khẩu vị, việc cai sữa sẽ diễn ra dễ dàng hơn, đồng thời lại đảm bảo được lượng dinh dưỡng cung cấp cho sự phát triển của trẻ.

Mẹ không nên cai sữa cho bé trong thời tiết xấu

Mẹ không nên chọn thời điểm cai sữa cho bé vào mùa hè quá nóng hoặc mùa đông quá lạnh. Thời tiết xấu khiến bé trở nên mệt mỏi cùng với sự thay đổi thói quen ăn uống sẽ làm bé dễ bị ốm.

Mẹ tuyệt đối không cai sữa khi trẻ bị ốm

Khi trẻ bị ốm cũng chính là lúc trẻ biếng ăn nên sẽ rất khó để trẻ thích nghi với chế độ ăn mới. Ví dụ, khi trẻ bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa của trẻ vốn non yếu lại bị bệnh nên khả năng hấp thụ thức ăn giảm sút. Khi tiến hành cai sữa, có thể bệnh tiêu chảy của bé sẽ bị nặng hơn khiến trẻ biếng ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng.

Hãy “hóa trang” cho ti mẹ

vicare.vn-cai-sua-cho-tre-luoi-an-kho-hay-de-body-2

Đây là cách mà nhiều bà mẹ bỉm sữa áp dụng nhất và cũng mang lại những hiệu quả đáng kể. Mẹ có thể bôi 1 ít ớt, tỏi, dầu gió ( đủ để bé sợ, không làm bỏng môi bé), hoặc 1 chút son đỏ cũng có thể khiến bé tránh xa ti mẹ.

Tạm thời cách ly mẹ với bé

Cho bé ngủ riêng hoặc lên kế hoặc gửi bé về nhà ông bà nội/ ngoại cũng là một cách hay giúp bé cai sữa. Việc này ban đầu có thể sẽ khó khăn cho cả mẹ và bé nhưng chỉ cần kiên trì thì tỉ lệ thành công cũng khá cao.

Trong trường hợp cai sữa không thành công, có lẽ thời điểm này không phù hợp để bé cai sữa. Mẹ đừng quá lo lắng và nản lòng, hãy chọn một thời điểm thích hợp hơn để thực hiện.

Như vậy, mẹ hãy nắm vững những kiến thức cơ bản để giúp trẻ lười ăn cai sữa dễ dàng và thuận lợi hơn. Việc này sẽ không quá khó nếu mẹ áp dụng đúng cách và đúng thời điểm.
>>> Xem thêm: Mẹ đã biết cách cai sữa cho bé như thế nào hiệu quả chưa?