Cách xử lý viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Bệnh viêm tai giữa nếu không phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến quá trình nghe của trẻ. Vậy bố mẹ đã biết gì về viêm tai giữa cấp ở trẻ em hay chưa?

Cách xử lý viêm tai giữa cấp ở trẻ em Cách xử lý viêm tai giữa cấp ở trẻ em

1. Viêm tai giữa cấp là gì?

  • Tai của một người bình thường được chia ra làm 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong.
  • Tai ngoài: Gồm có vành tai và ống tai ngoài.
  • Tai giữa: Gồm màng tai và một hốc xương gọi là hòm tai.
  • Tai trong: Là đầu mối thần kinh tiếp nhận các âm thanh truyền qua dây thần kinh thích giác lên não, nhờ đó mà chúng ta nghe được âm thanh.
  • Viêm tai giữa cấp là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thính giác của bé sau này.
  • Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng viêm cấp tính ở vị trí tai giữa, với các đợt bùng phát nhanh, ngắn, với các triệu chứng của viêm cùng với đó là sự xuất hiện của dịch mủ trong tai. Bệnh thường tiến triển trong vòng 2 - 3 tuần.
HoiBenh.vn-cach-xu-ly-viem-tai-giua-cap-o-tre-em-body-2
Viêm tai giữa cấp là gì?

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ

  • Ở độ tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vòi nhĩ ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang hơn so với người trưởng thành. Do đó các chất lỏng từ tai ngoài và cổ họng có chứa vi khuẩn dễ dàng đi vào bên trong tai giữa và gây bệnh hơn.
  • Yếu tố thường gặp nhất gây ra bệnh viêm tai giữa cấp đó là nhiễm trùng đường hô hấp trên và rối loạn chức năng vòi nhĩ.
  • Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên dễ khiến vòi nhĩ bị tắc nghẽn, sưng viêm, dẫn đến tình trạng dịch tiết ra bị mắc kẹt trong đó. Tại đây, tình trạng dịch bị mắc kẹt tạo ra một môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Lúc này, màng nhĩ sẽ bị sưng mủ, tăng áp lực khiến màng nhĩ phồng lên, nặng hơn có thể gây ra tình trạng thủng màng nhĩ. Trong giai đoạn này cơ thể bé sẽ phản ứng lại với sự nhiễm trùng này nên bé sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ.
  • Các nhóm vi khuẩn gây bệnh viêm tai giữa cấp thường gặp: Steptococcus, Pneumomiae, Escheria coli, Entorococci...

3. Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

  • Đau tai là triệu chứng điển hình và hay gặp nhất khi trẻ bị viêm tai giữa cấp. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, các bé chưa biết thể hiện rõ ràng được triệu chứng. Nên bố mẹ có thể nhận biết bằng cách quan sát trẻ. Trẻ thường bứt rứt, quấy khóc vô cớ, khóc đêm, dùng tay sờ nắn vào vùng tai...
  • Trẻ có thể bị ù tai hoặc giảm sức nghe tạm thời.
  • Trẻ có thể gặp tình trạng sốt kéo dài 3 - 5 ngày liên tục thì trẻ bắt đầu có dấu hiệu chảy mủ ở tai. Mủ thường có màu vàng nhạt và lỏng. Đôi khi có thể đặc như keo, màu sẫm hơn, khi dịch mủ chảy ra thì trẻ cũng giảm sốt và giảm đau tai nhiều.
  • Ngoài các triệu chứng đặc hiệu vừa nêu, trẻ có thể kèm thêm các triệu chứng tiêu chảy, nôn ói, đau bụng...
HoiBenh.vn-cach-xu-ly-viem-tai-giua-cap-o-tre-em-body-3
Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

4. Cách xử lý viêm tai giữa cấp ở trẻ em

  • Hầu hết các trường hợp trẻ bị viêm tai giữa cấp đều có thể tự khỏi sau từ 3 - 4 ngày phát bệnh, kể cả là bé có hay không dùng kháng sinh.
  • Trong một vài trường hợp nếu thấy các biểu hiện của bé bất thường, trẻ không khỏe và quấy khóc nhiều, sốt cao, thì bạn nên đứa bé đến bác sĩ. Cụ thể, hay cho bé đi khám bác sĩ trong các trường hợp:

Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi.

Các triệu chứng nhiễm trùng không có dấu hiệu suy giảm và nặng thêm sau 24h.

Bé tỏ ra rất đau: tăng quấy khóc, khóc đêm nhiều, bứt rứt phần tai.

Dịch chảy nhiều từ tai bé.

Cả hai tai của bé đều nhiễm trùng.

  • Dùng thuốc: Việc dùng thuốc sẽ theo chỉ định của bác sĩ. Đối với những trẻ trên 3 tháng tuổi thì sẽ được bác sĩ chỉ định cho uống paracetamol hoặc ibuprofen. Đây là các thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Lưu ý, bất kỳ khi nào dùng thuốc đều phải theo chỉ định của bác sĩ, bố mẹ không nên tự mua thuốc và điều trị tại nhà.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ: Thời điểm bé bị viêm tai giữa cấp mẹ hãy cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn. Điều này sẽ giảm tình trạng bé mất nước do sốt. Nếu bé đang trong giai đoạn uống sữa ngoài và ăn dặm thì mẹ có thể cho bé tăng cường uống nước. Ngoài ra, trong khi bé ngủ, mẹ có thể lấy một gối mềm kê đầu cho bé, tránh được tình trạng dịch mủ tràn từ họng vào vòi nhĩ.
  • Lấy keo tai: Khi chất lỏng, dịch lâu ngày thì sẽ hình thành keo tai. Nếu sử dụng kháng sinh vẫn không làm sạch được mủ thì một cuộc tiểu phẫu lấy sạch keo tai là rất cần thiết. Thủ thuật này sẽ do bác sĩ thực hiện, do đó bạn chỉ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để thực hiện lấy keo tai cho bé.

5. Biện pháp ngăn ngừa viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ

  • Bảo vệ con bằng cách cho con hạn chế tiếp xúc tối đa với nguồn bệnh từ vi khuẩn, tránh tiếp xúc với các bé đang bị cảm lạnh.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ: Sữa mẹ không chỉ là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời mà còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách truyền cho con các kháng thể cần thiết qua đường sữa. Khi bé bị viêm tai giữa, thì mẹ không nên cho trẻ bú bình vì khi bạn dốc bình, sữa có thể chảy vào ống Eustachian và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Nếu trẻ đang bú sữa công thức, hãy cho bé ở tư thế ngồi và nhớ giúp bé ợ hơi sau khi bú.
  • Nếu đang cho trẻ ăn dặm thì hãy cho con ngồi vào ăn, không nên cho trẻ ở tư thế nằm hoặc ôm bé trong lòng.
  • Hạn chế đến mức tối đa sự tiếp xúc của bé đối với khói thuốc lá.
  • Mùa lạnh phải giữ đủ ấm cho bé, mang áo ấm, đeo tất, quàng khăn. Vào mùa hè có thể sử dụng máy lạnh cho bé, tuy nhiên lưu ý không để cho trẻ nằm ở nơi trực tiếp có gió điều hòa chiếu vào và không để nhiệt độ hạ xuống dưới 25 °C.
  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh lý viêm tai giữa cấp ở trẻ em. Qua bài viết hy vọng cha mẹ đã có thêm các kiến thức để có cách xử lý viêm tai cấp ở trẻ em. Và đừng quên, khi trẻ bị viêm tai giữa cấp hãy cho trẻ đi khám bác sĩ để nhận được sự tư vấn và điều trị hợp lý nhất.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em và cách điều trị
  • Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không?
  • Viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em nên uống thuốc gì?