Cách xử lý khi lên cơn hen phế quản để giúp người bệnh an toàn
Cơn hen phế quản( hen phế quản cấp) kéo dài hơn những cơn hen phế quản thông thường. Chúng có biểu hiện nặng hơn và rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý đúng cách. Vậy hen phế quản cấp thường hay xảy ra vào thời điểm nào?
Cách xử lý khi lên cơn hen phế quản để giúp người bệnh an toàn
Trong khoảng 3.000 ca tử vong do hen thì hen phế quản (hay còn gọi là hen phế quản cấp) chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số (Theo VnExpress). Một trong những nguyên do chính là sự mất bình tĩnh của cả người bệnh, thân nhân nên không có biện pháp xử lý hiệu quả khi xảy ra cơn hen. Hãy học cách xử lý để hỗ trợ người bệnh hen phế quản khi lên cơn tốt nhất.
Hen phế quản hay hen phế quản cấp là hội chứng viêm đường hô hấp mạn tính rất thường hay gặp, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn cả sự an toàn của người bệnh.
Cơn hen phế quản (hen phế quản cấp) kéo dài hơn những cơn hen phế quản thông thường. Chúng có biểu hiện nặng hơn và rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý đúng cách. Vậy hen phế quản cấp thường hay xảy ra vào thời điểm nào?
1. Thời điểm thường xảy ra cơn hen phế quản
Các cơn hen phế quản thường xảy ra nhanh và rất đột ngột, nguy hiểm hơn có thể gây tử vong chỉ trong vài phút nếu không có sự trợ giúp. Đa phần các cơn hen cấp xảy ra vào ban đêm do những yếu tố sau:
Nồng độ Cortisol và Andrenaline trong cơ thể có tác dụng làm giãn phế quản. Thế nhưng vào ban đêm chúng lại giảm mạnh nhất.
Người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên như mạt nhà, lông vật nuôi (chó, mèo...).
Tư thế ngủ nằm ngửa sẽ tăng khả năng gây nên sự tắc nghẽn cho phế quản.
Trào ngược dạ dày thực quản khi ngủ.
Dịch tiết do viêm xoang, hội chứng mũi sau chảy vào phế quản gây kích hoạt các cơn hen.
Khi người bệnh lên cơn hen do một trong những yếu tố trên gây nên sẽ có những triệu chứng dấu hiệu nào để nhận biết?
2. Dấu hiệu nhận biết người bệnh lên cơn hen phế quản
Người bệnh khi có cảm giác ngứa mũi, họng, ho, hắt hơi, chảy nước mắt là dấu hiệu cơ bản nhất để cảnh báo cơn hen. Biểu hiện này xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên. Tiếp sau các dấu hiệu này, cơn hen phế quản sẽ xảy đến khi tiểu phế quản co thắt với các triệu chứng kèm theo như thở rất nhanh, khó thở, khò khè, nếu không có biện pháp xử lý để bệnh trong thời gian dài sẽ dẫn đến tím tái, đau tức ngực và ngất lịm đi khi cơ thể bị thiếu oxy lâu.
Trong trường hợp cơn hen phế quản nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng tử vong sau vài phút, do đó người thân và cả bệnh nhân cần biết chẩn đoán, phân biệt các mức độ của cơn hen. Để chuẩn đoán có thể dựa vào các thông số sau:
Tần số hô hấp trên 30 lần/phút.
Tần số tim trên 120 lần/phút.
Khi thở, các cơ phụ như cơ ức, cơ đòn hoạt động.
Đôi khi nghỉ thở, hay ngưng thở.
Lưu lượng định thở ra <60%
Người bệnh mất dần ý thức.
Khi có dấu hiệu của cơn hen phế quản nên có cách xử lý để giảm bớt tình trạng nguy hiểm cho người bệnh trước khi chuyển đến các trung tâm cơ sở y tế.
3. Cách xử lý khi người bệnh lên cơn hen phế quản
Nếu người bệnh được xử lý đúng cách có thể cắt được các cơ hen phế quản khi xảy ra và an toàn hơn. Trong bài viết này sẽ tổng hợp các kỹ năng xử lý để làm giảm cơn hen trước khi đưa người bệnh đến các cơ sở y tế:
Bước 1: Tránh tiếp xúc với dị nguyên gây cơn hen
Khi có dấu hiệu lên cơn, hãy xác định và kiểm tra xung quanh có những dị nguyên gây nên cơn hen hay không, cách ly và đưa người bệnh ra khỏi khu vực.
Tuy nhiên nếu cơn hen xuất hiện do sự tác động của thời tiết như trời lạnh, hãy làm ấm người bệnh.
Hen lên cơn do vận động nên dừng ngay mọi hoạt động và thực hiện theo bước tiếp theo.
Bước 2: Tạo sự thông thoáng khí
Nên tạo không khí thoáng để người bệnh có không khí để thở, tránh các khu vực bí khí gây nên cản trở sự hô hấp của người bệnh.
Hãy kê cao đầu của người bệnh, tránh không khí lạnh từ điều hòa, quạt ẩm..
Bước 3: Bổ sung nhiều nước để đờm loãng hơn
Với các cơn hen nhẹ, khi hen có dấu hiệu lên cơn hãy cho người bệnh uống nước ấm để làm loãng phần đờm để giúp hít thở dễ hơn.
Thế nhưng, với cơn hen cấp tính nên cần cẩn trọng hơn bởi việc này có thể gây nên tình trạng sạc nước. Ngoài ra có thể ngâm tay, ngâm chân bằng nước ấm cho bệnh nhân.
Bước 4: Dùng thuốc cắt các cơn hen
Hãy sử dụng thuốc để cắt các cơn hen suyễn với loại thước như Buto – Asama. Liều lượng thuốc sử dụng phục thuộc vào các mức độ hen. Thông thường chỉ nên xịt với liều lượng từ 1 - 2 lần, nếu lần xịt đầu vẫn chưa giảm các triệu chứng, xịt tiếp lần 2 với thời gian cách từ 5 đến 10 phút.
Lưu ý: Cần sử dụng bình xịt hen phế quản đúng cách để đem lại hiệu quả sử dụng. Nên tập dợt cách sử dụng thuần thục nhất là với trẻ em, bởi người bệnh sẽ có thể lúng túng khi lên cơn hen.
Bước 5: Chuyển đến cơ sở y tế nếu không dứt cơn hen
Sau khi dùng thuốc xịt từ 1 đến 2 giờ nhưng cơn hen vẫn chưa thuyên giảm, hay có dấu hiệu nặng hơn. Người nhà nên đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế để được chăm sóc y tế tốt hơn. Vì những cơn hen nặng cần phải được hỗ trợ bởi các thiết bị trợ thở
Lưu ý
Tuyệt đối không sử dụng thuốc an thần đối với bệnh nhân hen cấp tính.
Không sử dụng thuốc loãng đờm vì có thể khiến cơn ho nặng hơn.
Không thực hiện các động tác, tác động vật lý đến ngực người bệnh nếu không muốn làm người bệnh khó thở.
Với trẻ nhỏ, bé sơ sinh có thể truyền dịch lượng lớn, nhưng với người trưởng thành, trẻ lớn thì không nên cần thiết.
Cách xử lý hay nhất chính là ngăn chặn các cơn hen phế quản xảy ra và để làm được điều này bệnh nhân cần tránh các yếu tố gây nên sự khởi phát cơn hen, sử dụng thuốc điều đúng theo hướng dẫn của bác sỹ, nên tiêm chủng để ngừa cúm mỗi năm/1 lần, tái khám định kỳ.
Bệnh hen được kiểm soát sẽ giúp hạn chế tối đa các cơn hen phế quản và giúp bệnh nhân làm việc, học tập sinh hoạt bình thường. Và việc nắm bắt được các kỹ năng cần thiết trong quá trình xử lý lên cơn hen phế quản sẽ giúp hạn chế được tối đa tình trạng nhập viện, thậm chí là tử vong ở người bệnh.