Cách xử lý khi bị đâm kim tiêm nghi dính HIV

Mặc dù những nhận thức về HIV đã tăng lên trong vài thập kỷ qua, song nó vẫn đã và đang là cơn ác mộng thách thức toàn nhân loại. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 1,2 triệu người chết vì các nguyên nhân liên quan đến HIV. Trong đó, lây nhiễm HIV qua kim tiêm cũng chiếm tỷ lệ nhất định 0.3%, điều này có nghĩa là, trong số 1000 người bị đâm bởi kim tiêm có dín...

Cách xử lý khi bị đâm kim tiêm nghi dính HIV Cách xử lý khi bị đâm kim tiêm nghi dính HIV

Mặc dù những nhận thức về HIV đã tăng lên trong vài thập kỷ qua, song nó vẫn đã và đang là cơn ác mộng thách thức toàn nhân loại. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 1,2 triệu người chết vì các nguyên nhân liên quan đến HIV. Trong đó, lây nhiễm HIV qua kim tiêm cũng chiếm tỷ lệ nhất định 0.3%, điều này có nghĩa là, trong số 1000 người bị đâm bởi kim tiêm có dính máu của người dương tính với HIV sẽ có 3 người bị nhiễm bệnh. Thay vì rơi vào tâm lý lo sợ và hoang mang, hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để biết cách xử lý kịp thời và giảm thiểu nguy cơ lây bệnh.

vicare-cach-xu-ly-khi-bi-dam-kim-tiem-nghi-dinh-hiv-body-1

Trước hết cần hiểu về phơi nhiễm HIV

Phơi nhiễm là khái niệm đầu tiên chúng ta cần biết về HIV. Cụ thể, khi một người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh này. Phơi nhiễm sẽ dẫn đến một tỷ lệ lây nhiễm nhất định và lây nhiễm sẽ cho một tỷ lệ mắc bệnh nhất định.

vicare-cach-xu-ly-khi-bi-dam-kim-tiem-nghi-dinh-hiv-body-5

Nắm rõ quy trình xử lý khi bị phơi nhiễm HIV

Đối với trường hợp bị phơi nhiễm thì những thao tác xử lý ban đầu là vô cùng quan trọng để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh cũng như mắc bệnh. Do đó, để bảo vệ chính bản thân và cộng đồng trước căn bệnh thế kỷ, hãy nắm nó quy trình xử lý phơi nhiễm ngay sau đây:

- Đầu tiên cần trấn tĩnh tinh thần để xử lý

- Lấy ngay vật gây tổn thương ra khỏi cơ thể và tiến hành cầm máu

- Rửa vết thương trực tiếp dưới vòi nước sạch ít nhất trong 5 phút với mục đích loại đi một phần máu và dịch tiết khỏi vết thương. Trong trường hợp bị máu hoặc dịch tiết của người nhiễm HIV bắn vào mắt, mũi cần rửa liên tục bằng nước sạch hoặc nước muối sinh l‎ý trong 5 phút. Nếu dịch bắn vào miệng, môi cần súc miệng bằng nước sạch trong khoảng 5 phút.

- Sát trùng và băng lại vết thương

- Lưu ý với những trường hợp bị kim tiêm hoặc vật nhóm đâm thì tuyệt đối không nặn máu để giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Sau đó, hãy rửa vết thương bằng nước sạch và ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

vicare-cach-xu-ly-khi-bi-dam-kim-tiem-nghi-dinh-hiv-body-4

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV

Do tính chất khó nhận biết một người đã mắc HIV hay chưa nên chỉ cần tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đã được coi là phơi nhiễm mà không cần phải chứng minh nguồn gốc gây phơi nhiễm có chứa vi rút HIV.

Hiện nay, y học hiện đại đã nghiên cứu ra thuốc kháng virus có thể giảm thiểu tỷ lệ chuyển đổi từ tình trạng phơi nhiễm sang lây nhiễm hay còn gọi là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (Post exposure prophylaxis - PEP). Phương pháp điều trị này cho hiệu quả rất cao với tỷ lệ lên đến 90-95% trong vài giờ đầu và có khả năng duy trì hiệu quả trong khoảng 72 h tính từ thời điểm phơi nhiễm. Hiệu quả của phương pháp PEP sau phơi nhiễm sẽ giảm dần theo thời gian, do đó, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Thời gian điều trị hiệu quả cho phép là trong vòng 72 giờ.

vicare-cach-xu-ly-khi-bi-dam-kim-tiem-nghi-dinh-hiv-body-3

Một số cơ sở y tế nhận điều trị PEP, bao gồm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng, các bệnh viện có chuyên khoa Nhiễm. Khi đó, bệnh nhân sẽ được đánh giá, xem xét nguy cơ lây nhiễm HIV để chỉ định có cần thiết điều trị sau phơi nhiễm hay không dựa trên cơ sở những thông tin:

- Nguyên nhân phơi nhiễm: Kim tiêm đâm, quan hệ tình dục hay bị dây máu vào vết thương...

- Thời gian xảy ra phơi nhiễm

Với trường hợp bệnh nhân đủ điều kiện để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán nhanh HIV, uống thuốc ARV trong vòng 28 ngày. Sau thời gian 1, 3, 6 tháng, bệnh nhân được tiến hành xét nghiệm HIV lặp lại để khẳng định tình trạng nhiễm HIV và hiệu quả điều trị dự phòng PEP.

Ngoài ra, hầu hết các trường hợp phơi nhiễm, bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân thực hiện các kiểm tra để tầm soát các bệnh khác có cùng con đường lây nhiễm như viêm gan, giang mai, lậu...