Cách tính ngày kinh nguyệt chuẩn xác cho bạn gái
Hiểu rõ chu kỳ kinh nguyệt không chỉ giúp bạn tránh được “tai họa” bất ngờ, mà còn giúp nâng cao sức khỏe. Bắt đầu bước vào tuổi dậy thì buồng trứng hoạt động có chu kì và biểu hiện rõ rệt nhất là hiện tượng kinh nguyệt xảy ra hàng tháng
Cách tính ngày kinh nguyệt chuẩn xác cho bạn gái
Kiến thức cần biết về kinh nguyệt
Kinh nguyệt là một tập hợp những thay đổi sinh lý được lặp đi lặp lại ở cơ thể của XX dưới sự điều khiển của hormone sinh dục. Chu kỳ kinh nguyệt của con gái xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh.
Thông thường, kinh nguyệt (còn gọi là “đèn đỏ”) sẽ kéo dài từ 3 - 5 ngày. Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp xảy ra trong khoảng 2 - 7 ngày cũng có thể coi là hiện tượng bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của một chu kỳ có kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Nó có thể kéo dài trung bình 28 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 21 - 35 ngày. Đối với các XX mới dậy thì, chu kỳ này còn có thể kéo dài tới 45 ngày.
Trong thời gian “đèn đỏ”, các bạn nữ có thể gặp một số biểu hiện như đau tức vòng 1, đầy hơi, mọc trứng cá... Đây chính là các dấu hiệu tiền kinh nguyệt, báo hiệu cho chúng ta biết có “đèn đỏ” chuẩn bị xuất hiện.
Các bước tính chu kỳ kinh nguyệt theo khoa học
Bước 1: Các XX hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày bắt đầu, là ngày mà “đèn đỏ” xuất hiện.
Bước 2: Tiếp tục theo dõi cho tới ngày bắt đầu chu kỳ tiếp theo (lần có “đèn đỏ” tiếp theo) và đánh dấu lại.
Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, bạn sẽ có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được vòng kinh nguyệt của mình.
Ví dụ:
Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 1/6.
Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 29/6.
Như vậy, suy ra vòng kinh nguyệt của bạn là 28 ngày.
Theo dõi liên tục như vậy trong khoảng 6 tháng, chúng ta có thể tính được trung bình vòng kinh của mình, từ đó có thể xác định một cách chính xác ngày tiếp theo mà “đèn đỏ” sẽ xuất hiện.
Lợi ích của việc tính ngày kinh nguyệt chuẩn xác
Dựa theo cách tính trên để xác định ngày tiếp theo mà “đèn đỏ” xuất hiện, chúng ta sẽ có những biện pháp chăm sóc sức khỏe hợp lý. Từ đó tránh được những tai nạn hay những căn bệnh có thể mắc phải do chăm sóc và vệ sinh chưa hợp lý.
Ngoài việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, các bạn cũng nên chú ý tới số ngày kéo dài của “đèn đỏ”. Nếu số ngày quá ngắn hoặc quá dài (thông thường là từ 2 - 7 ngày), hay số ngày diễn ra “đèn đỏ” thất thường ở mỗi tháng, các bạn nên tới bác sĩ kiểm tra nhé!
Nguồn: Trí Thức Trẻ