Cách sát trùng vết thương hở

Hầu hết ai cũng đã từng có các vết thương hở khi lao động, vui chơi... nhưng không phải ai cũng biết cách sát trùng vết thương hở. Dùng dung dịch sát trùng để rửa các vết thương hở kịp thời sẽ giúp sát khuẩn trên bề mặt vết thương hiệu quả mà còn không làm tổn hại và tiêu diệt mô lành.

Cách sát trùng vết thương hở Cách sát trùng vết thương hở

Một số dung dịch rửa vết thương thường dùng

Dưới đây là Cách sát trùng vết thương hở bằng một số dung dịch thường dùng:

1. Dung dịch cồn 700

Cồn (hay còn gọi là cồn y tế) là một loại dung dịch giúp khử trùng, sát khuẩn và ngăn ngừa nấm, ngứa... Chúng thường được dùng để tẩy trùng dụng cụ y tế, sát khuẩn vùng mô trước khi tiêm phẫu thuật và làm sạch các vết thương.

Đối với các vết thương hở, bạn nên rửa trực tiếp bằng cồn Ethylic hoặc cồn Isopropyl với nồng độ từ 60-70◦ (không cần pha loãng). Điều này sẽ giúp sát khuẩn tối ưu mà vẫn không gây hại đến các mô lành, tránh làm vết thương trở nên trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, nếu lạm dụng việc sử dụng cồn để sát trùng vết thương có thể gây ra các hiện tượng xấu như da bị khô, rát và xót. Đặc biệt, cồn không có khả năng loại bỏ hoàn toàn những thành phần gây hại cho da như các bào tử nấm, bào tử vi khuẩn...

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên sử dụng cồn dưới 60◦ hoặc trên 90◦ vì chúng không mang lại hiệu quả như mong muốn đồng thời có khả năng gây ra những tổn hại xấu cho vết thương.

vicare.vn-cach-sat-trung-vet-thuong-ho-body-1

2. Dung dịch Hydrogen Peroxyd (oxi già)

Các loại dung dịch này được bán ở các nồng độ: 6%. 3%, 1,5%, hiện nay dung dịch này thường được dùng rất phổ biến và chủ yếu để rửa vết thương, đôi khi nó còn được dùng để súc miệng.

Tuy nhiên với dung dịch oxi già cần chú ý, tùy vào loại vết thương mà sử dụng dung dịch oxi già để rửa vết thương với nồng độ khác nhau vì nếu sử dụng dung dịch oxi già với nồng độ cao và thường xuyên có thể làm tổn thương tế bào lành và làm vết thương nặng hơn.

3. Dung dịch Iod 5% (Cồn Iod)

Cồn iod 5% giúp diệt khuẩn, chống nấm cho vết thương hở. Iod 5% hay còn gọi là dung dịch cồn iod có tác dụng oxi hóa vi khuẩn, diệt trừ và chống nhiễm nấm, rất thích hợp để sát khuẩn các mô da, niêm mạc trước khi phẫu thuật. Bạn có thể lấy dung dịch rửa lên vết thương hở khi cần sát khuẩn hoặc tránh nhiễm trùng.

Tuy nhiên, cồn iod có nhược điểm gây phá hủy các chất hữu cơ, vì thế khi sát trùng vết thương chúng có thể gây tổn hại đến các mô lành, càng khiến bệnh lâu khỏi hơn. Do đó, các bác sĩ khuyên không nên dùng dung dịch này để rửa vết thương hở trên mặt hoặc ở những vùng da có tính thẩm mỹ.

4. Thuốc đỏ

Đây cũng là một trong những dung dịch sát trùng vết thương được nhiều người sử dụng. Hơn thế, chúng còn chống lở loét và làm khô vết thương nhanh chóng. Sau khi sát trùng vết thương bằng oxi già, bạn có thể bôi một ít thuốc đỏ lên vết thương.

Tuy nhiên, với những vết thương hở quá sâu, rộng hoặc gần mạch máu, bạn không nên tự ý sát trùng bằng thuốc đỏ. Lí do là trong dung dịch này chứa thủy ngân, có thể đi vào máu, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh

5. Thuốc tím

Thuốc tím có chứa KMnO4, giúp diệt khuẩn nhanh chóng. Khi sử dụng, bạn nên hòa tan thuốc tím với nước, sau đó dùng bông y tế thấm lên vết thương để sát trùng. Tuy nhiên, với một số vi khuẩn “cứng đầu”, thuốc tím trở nên “vô tác dụng”, do đó, chúng thường được khuyên dùng sau khi đã rửa vết thương với nước sạch.

vicare.vn-cach-sat-trung-vet-thuong-ho-body-2

Phương pháp điều trị và phòng tránh vết thương hở

- Bị ngã, bị tai nạn sinh hoạt, bị tai nạn lao động... với các vật sắc nhọn hoặc công cụ lao động là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vết thương hở. Trong trường hợp xảy ra tai nạn nghiêm trọng, hãy gọi 115, cảnh sát giao thông và chăm sóc y tế đến ngay lập tức - đặc biệt là những trường hợp chảy máu quá nhiều, hoặc thời gian chảy máu kéo dài hơn 20 phút.

- Vết thương hở nhỏ có thể được điều trị tại nhà bằng các dung dịch ghi trên. Đầu tiên hãy rửa sạch vết thương và để khô, sau đó khử trùng các vết thương để loại bỏ tất cả dị vật và các mô chết (nâng cao chỗ có vết thương hở để dừng chảy máu và hạn chế sưng). Sau đó tiếp tục băng vết thương bằng một băng khử trùng hoặc băng y tế. Bạn phải giữ vết thương luôn được sạch và khô cho đến khi khỏi hẳn và để cơ thể được nghỉ ngơi thường xuyên.

- Các cơn đau thường đi kèm với nhưng vết thương, nếu cảm thấy quá đau thì bạn có thể dùng thuốc có chứa acetaminophen để giảm đau theo chỉ dẫn. Tuyệt đối tránh dùng aspirin với mục đích giảm đau vì chúng có thể gây ra chảy máu kéo dài.

- Hãy chườm đá liên tục nếu xung quanh vết thương hở có dấu hiệu hoặc vết thâm – bầm - tím hoặc sưng. Nếu bạn phải thường xuyên hoạt dộng ngoài trời thì có thể sử dụng kem chống nắng trên khu vực vết thương cho đến khi hoàn toàn bình phục.

- Có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau như thuốc, kháng sinh... để điều trị vết thương của bạn. Tuy nhiên, tốt nhất là sau khi làm sạch vết thương, hãy đến cơ sở y tế để có thể được gây tê và được nhân viên y tế đóng vết thương bằng keo da, chỉ khâu hoặc mũi khâu.

vicare.vn-cach-sat-trung-vet-thuong-ho-body-3

- Bạn có thể phải tiêm vaccine uốn ván nếu vết thương hở thuộc dạng bị đâm thủng bởi các loại vật kim loại gỉ sét. Nếu vết thương đã bị nhiễm trùng hoặc có nguy cơ cao nhiễm trùng thì trong một số trường hợp có thể phải làm phẫu thuật. Nếu một phần cơ thể bị đứt rời thìphải đưa đến bệnh viện để có thể làm phẫu thuật nối lại.

- Luôn luôn rửa tay thật sạch khi thay băng vết thương. Khử trùng và làm khô vết thương thật sạch trước khi băng kín vết thương lại.

Trên đây là một số các Cách sát trùng vết thương hở mà HoiBenh đã tổng hợp lại. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đã biết được cách rửa vết thương hở, cách sát trùng vết thương hở, cách sử dụng thuốc giảm đau... Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Xem thêm:

  • Vết thương hở có nên băng kín?
  • Chăm sóc vết thương sau mổ nhanh lành, không sẹo chỉ với 120.000 đồng