Cách phòng và điều trị bệnh viêm họng ở trẻ hiệu quả
Thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân chính khiến cho siêu vi khuẩn phát triển, khiến cho trẻ nhỏ dễ mắc phải các căn bệnh về đường hô hấp, điển hình trong đó là bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ.
Cách phòng và điều trị bệnh viêm họng ở trẻ hiệu quả
Đối với trẻ nhỏ do sự miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể còn yếu chính vì thế bệnh sẽ diễn biến phức tạp và nặng hơn so với người lớn, nó có thể gây ra các biến chứng như viêm mũi, viêm phế quản, viêm cầu thận cấp... Chính vì thế cần có biện pháp phòng bệnh viêm họng ở trẻ để ngăn ngừa bệnh từ trước.
Cách điều trị bệnh viêm họng cho trẻ
Viêm họng là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ nhất là bệnh viêm họng hạt. Để có thể điều trị bệnh viêm họng ở trẻ hiệu quả thì chúng ta có thể sử dụng mật ong, nhất là đối với bệnh viêm họng hạt và cách điều trị bệnh khi sử dụng mật ong sẽ là giải pháp đơn giản nhưng hữu hiệu nhất.
Đối với trẻ nhỏ thì cơ thể của chúng còn non yếu, chính vì thế nếu sử dụng thuốc tây thì khó có thể chống lại các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Vì thế sử dụng bài thuốc đơn giản từ tự nhiên và hoàn toàn thích hợp. Vì mật ong là một nguyên liệu quý và có nhiều lợi ích đối với cuộc sống của con người. Mật ong không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể mà nó còn được xem là một thần dược trong việc điều trị bệnh viêm họng. Trong mật ong chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất do đó nó có khả năng kháng khuẩn rất cao. Đối với bệnh viêm họng thì mật ong sẽ có tác dụng trong việc thanh lọc cổ họng, kháng khuẩn và ngăn chặn bệnh tái phát.
Sự kết hợp giữa mật ong và chanh chính là bài thuốc điều trị bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ rất hiệu quả. Lấy 3 hoặc 4 quả chanh đem rửa sạch vỏ rồi để ráo nước, sau đó bổ đôi quả ra và bỏ hạt, cắt thành từng lát nhỏ rồi cho vào bát đổ ngập mật ong vào, trộn cho chanh và mật ong thấm đều vào nhau. Sau đó đem hỗn hợp này đi hấp hoặc đun cách thủy 15 phút cho tới khi quấy nhuyễn, để nguội và chia ra uống ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 thìa.
Chú ý: trước khi uống thì ngậm 1 đến 2 hạt muối trong miệng và nuốt ngay. Nó có tác dụng trong việc giảm ngứa rát, khản tiếng và giúp giảm viêm họng hiệu quả.
Phòng bệnh viêm họng ở trẻ
Bệnh viêm họng cũng có thể lây từ người sang người qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Chính vì thế khi tiếp xúc với người bị bệnh thì bạn nên cẩn thận, còn nếu bạn bị viêm họng thì nên rửa tay thường xuyên để tránh sự lây lan của vi khuẩn cho người khác. Để phòng bệnh viêm họng ở trẻ hiệu quả thì chúng ta cần chú ý những điều sau:
- Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng việc bổ sung thêm chất đạm, mỡ, sữa vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Và cho bé ăn uống các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
- Nên giữ ấm vùng hầu và cổ khi thời tiết chuyển lạnh hoặc có thể giữ ấm cổ họng bằng các loại kẹo có 4 tinh dầu thảo dược như tần, gừng, tràm và bạc hà.
- Tránh cho bé tiếp xúc với người đang bị nhiễm siêu vi, không tắm sau khi bé vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi. Điều này dẫn đến thây nhiệt thay đổi đột ngột dẫn đến viêm họng hoặc mắc các chứng cảm lạnh.
- Sát trùng cổ họng cho trẻ nhỏ mỗi ngày bằng nước muối ấm. Đồng thời tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Bố mẹ chú ý các thời điểm đưa trẻ từ phòng điều hòa ra bên ngoài, vừa tắm xong ra khỏi phòng tắm hoặc từ trong nhà đi ra ngoài.
- Phòng bệnh viêm họng ở trẻ em, không những không được để trẻ bị lạnh mà cũng cần không được để trẻ bị quá nóng. Nếu nóng quá trẻ sẽ tiết nhiều mồ hôi, nếu bố mẹ chăm sóc bằng các cho trẻ mặc quần áo dài, đắp chăn dày, mồ hôi sẽ không thể thoát ra bên ngoài, dễ hấp thu ngược lại cơ thể bé nên càng khiến bé có khả năng bị viêm họng.
>>> Xem thêm: Bệnh viêm họng lây qua đường nào?
Vậy khi nào cho trẻ đi khám?
Bệnh viêm họng nếu kéo dài sẽ thường gây ra những cơn sốt đột ngột, vì vậy với trẻ dưới 3 tháng tuổi mức độ nghiêm trọng là 38 độ C, với trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi là 38,3 độ và với trẻ trên 6 tháng tuổi là sốt trên 39 độ. Lúc này thì bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Hoặc trẻ có các triệu chứng khác như, bé không mở được miệng to, hơi thể khó, kém bú kém ăn, quấy khóc liên tục, không thể ăn, uống được. Bé sẽ có các biểu hiện như khó thở, sốt cao và chảy nước dãi liên tục. Trường hợp này cha mẹ không cần phải cố ép bé mở to miệng để kiểm tra, khi quan sát có thể thấy cổ học sưng đỏ...
Tuy đây là bệnh lý có cơ chế tự khỏi trong vòng vài ngày đến một tuần, nếu dùng thuốc kháng sinh, bé có thể khỏi rất nhanh. Tuy nhiên trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, nên tham khảo kiến bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.