Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não đối với người bị tăng huyết áp
Có rất nhiều người bị tăng huyết áp quan tâm với việc phòng ngừa tai biến mạch máu não cho người bị tăng huyết áp. Chế độ ăn uống như thế nào là phù hợp nhất đối với người bị tăng huyết áp và có thể phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não? Câu trả lời HoiBenh sẽ giới thiệu trong bài viết sau.
Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não đối với người bị tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp (hay còn gọi là cao huyết áp) là 1 tình trạng rất nhiều người gặp phải. Tăng huyết áp thường được cho là xảy ra ở người nóng tính, căng thẳng thường xuyên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, tăng huyết áp xảy ra khi lượng máu cao gây ra áp lực tới thành động mạch. tăng huyết áp có thể gây ra bệnh thận, bệnh tim và đặc biệt đây là bệnh có nguy cơ hàng đầu gây ra việc tai biến mạch máu não.
Khi chúng ta đo huyết áp là để xác định lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng của lưu lượng máu đó trong động mạch. Càng nhiều máu bơm tim và động mạch hẹp lại thì huyết áp sẽ càng cao.
Huyết áp có 2 chỉ số bao gồm huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch khiến tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi mà cơ tim giãn nghỉ).
Với người bình thường, huyết áp tâm thu thường vào từ <120 mmHg và tâm trương < 80 mmHg. Người bị tăng huyết áp có chỉ số huyết áp tâm thu thường vào từ >=135 mmHg và tâm trương >=85mmHg.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng huyết áp là gì?
Đối tượng có nguy cơ bị tăng huyết áp thường là người thừa cân, béo phì; người mắc bệnh thận; những người lớn tuổi; bệnh tuyến giáp hoặc những người có lối sống không lành mạnh như là hút thuốc lá, lười vận động, ít tập thể dục, uống nhiều rượu, sử dụng thực phẩm nhiều cholesterol,...
Tăng huyết áp cũng là 1 bệnh có thể di truyền. Nếu trong gia đình bạn, có người có tiền sử bị tăng huyết áp thì bạn cũng rất có thể có nguy cơ gặp phải tình trạng này.
Tăng huyết áp có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến các cơ quan như thận, não, tim và gây ra các bệnh như suy tim, tai biến mạch máu não, suy thận,...
Huyết áp cao không có các triệu chứng cụ thể rõ ràng và đây được xem là “kẻ giết người thầm lặng”. Do vậy, bạn cần chủ động đi khám nếu thấy 1 số dấu hiệu như thường xuyên đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt hoặc bạn nghi ngờ mình bị tăng huyết áp. Người bị huyết áp cao cần phải duy trì lối sống lành mạnh và kiểm soát chỉ số huyết áp ổn định. Nếu có diễn biến bất thường, cần phải đi khám sớm để bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp.
Tại sao tăng huyết áp có nguy cơ cao dẫn đến bệnh tai biến mạch máu não?
Tăng huyết áp khiến cho áp lực dòng máu đột ngột tăng cao và làm cho mạch máu bị vỡ, nếu xảy ra ở các mạch máu lớn, việc này sẽ làm cho 1 phần não bộ bị tổn thương do mất máu nuôi dưỡng và cung cấp oxy cho tế bào não, các tế bào não này sẽ ngừng hoạt động và chết đi sau một vài phút được gọi là tai biến mạch máu não ở dạng xuất huyết não.
Nếu việc này xảy ra ở các mạch máu nhỏ, hệ thống tiểu cầu cùng các sợi fibrin sẽ đến vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông gây bít tắc, làm cản trở dòng máu nuôi dưỡng tế bào não và được gọi là tai biến mạch máu não dạng nhồi máu não. Tùy thuộc vào từng diện tích của vùng não bị tổn thương mà sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các phần cơ thể mà vùng não đó điều khiển.
Một số di chứng do tai biến mạch máu não gây ra đó là: Liệt nửa người, nói ngọng, không hiểu được lời nói, cấm khẩu,... Trường hợp nặng, tuy cứu vãn được sự sống nhưng cũng sẽ để lại di chứng bị tàn phế suốt đời, không còn khả năng lao động, gây khó trở lại cuộc sống bình thường. Chính vì vậy, tăng huyết áp được mệnh danh là 1 kẻ giết người thầm lặng.
Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não đối với người bị tăng huyết áp
Một số cách phòng ngừa tai biến mạch máu não vô cùng đơn giản hiệu quả mà bạn có thể thực hiện, đó là áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học và sinh hoạt hợp lý; cùng với đó là kiểm soát tốt căn bệnh tăng huyết áp.
Kiểm soát bệnh tăng huyết áp
- Những người bị tăng huyết áp cần phải duy trì các chỉ số ở mức ổn định và an toàn.
- Chỉ số huyết áp tốt nhất là nên ở mức dưới 130mmHg/90mmHg.
- Nếu bạn bị tăng huyết áp cần uống thuốc điều trị hàng ngày theo đúng sự chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý mua thuốc theo đơn hay dừng uống thuốc, bỏ thuốc.
- Người bị tăng huyết áp nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ có thể kịp thời phát hiện các mối nguy cơ gây tai biến mạch máu não
Chế độ dinh dưỡng
Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bị tăng huyết áp giúp cho phòng bệnh tai biến mạch máu não hiệu quả:
- Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để giúp cung cấp vitamin và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều cholesterol như: Trứng, thịt, đồ ăn nhanh,...
- Thay thế chất béo từ động vật bằng các loại dầu thực vật như dầu hạt cải, dầu oliu, ...
- Không nên ăn các đồ nhiều gia vị cay hoặc quá nhiều muối.
- Cần tránh 1 số thực phẩm chế biến sẵn như hành muối, bánh mì, thịt hun khói, pate, dưa cà, xúc xích.
- Không hút thuốc lá và hạn chế uống các loại rượu bia.
Chế độ sinh hoạt
Để phòng ngừa tai biến mạch máu não cùng với giúp tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung, bạn nên thực hành tập thể dục mỗi ngày từ khoảng 30 phút. Hãy chọn lựa 1 môn thể thao phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của bạn như yoga, đi bộ,....
- Bạn nên duy trì nếp sống khoa học và hợp lí trong sinh hoạt; tránh căng thẳng và stress quá mức.
- Bạn hãy hạn chế thức khuya thường xuyên.
- Không hút thuốc lá và giảm bớt rượu bia.
- Hãy ngủ đủ giờ và không được làm việc quá sức.
- Hàng ngày, nên kết hợp sử dụng sản phẩm thiên nhiên chứa enzyme nattokinase để giúp phòng ngừa, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và di chứng của tai biến mạch máu não
Xem thêm:
- Thực hiện 7 điều này bạn không lo tăng huyết áp khi trời lạnh
- Uống rượu cho ấm, sưởi bằng bếp than... dễ cấp cứu vì tăng huyết áp, đột quỵ
- Tăng huyết áp là gì và cách điều trị bệnh hiệu quả