Cách phân biệt thịt lợn nhiễm sán và thịt lợn sạch

Gần đây, việc lợn nhiễm sán gây hoang mang lo lắng cho người tiêu dùng. Vậy các bà nội trợ đã biết cách phân biệt thịt lợn nhiễm sán và thịt lợn sạch chưa?

Cách phân biệt thịt lợn nhiễm sán và thịt lợn sạch Cách phân biệt thịt lợn nhiễm sán và thịt lợn sạch

Cách phân biệt thịt lợn nhiễm sán và thịt lợn sạch

Thịt lợn sạch là thịt lợn không nuôi bằng cám tăng trọng, không chứa dư lượng kháng sinh và các hóa chất, chất bảo quản, và không chứa ký sinh trùng. Để kiểm tra xem thịt lợn có nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là nhiễm sán không, đầu tiên bạn cắt thịt lợn dọc thớ. Theo như ý kiến của các chuyên gia, thịt lợn nhiễm sán sẽ những đốm trắng to bằng đầu kim. Đôi khi có thể thấy rõ ấu trùng sán lợn hình bầu dục, có khi dài tới 9 mm. Ấu trùng thường có màu trắng đục, chứa dịch và đầu sán. Ấu trùng sán thường hay cư ngụ ở lưỡi lợn, các cơ nhai, cơ cổ, cơ sườn, cơ tim.

Tác hại khi ăn phải thịt lợn nhiễm sán

Nếu như gặp phải thịt lợn nhiễm sán thì bạn nên vứt ngay miếng thịt lợn đó đi. Khi thịt nấu chín, các ấu trùng sán sẽ chết nhưng vẫn để lại các chất độc có thể gây rối loạn tiêu hóa. Còn nếu như bị nhiễm sán còn sống, thì sẽ gây nguy hại đến sức khỏe.

Sán trong thịt lợn thường là sán Cysticercus cellulosae. Khi sán nhiễm vào cơ thể, sẽ không phát triển ngay mà vẫn ở dưới dạng ấu trùng. Chúng tập hợp thành những khối u, có thể di chuyển ở các mô mềm như mặt, mông, bụng, mu bàn tay. Dần dần khối u phát triển thành các nốt hoặc khối phù nề, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến tê liệt, rối loạn các giác quan, hôn mê.

Nếu ấu trùng sán di chuyển vào gan sẽ gây đau bụng, di chuyển vào phổi sẽ gây tức ngực, khó thở. Nếu di chuyển vào mắt, ấu trùng sán sẽ gây xuất huyết, ảnh hưởng đến thị lực, có thể bị mù. Nếu di chuyển vào hốc tai, hốc mũi, sẽ gây viêm tai, viêm mũi. Trẻ em bị nhiễm sán lợn vào não sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ và khả năng học tập, thường mất tập trung hoặc bị co giật.

Do vậy, nếu bị nhiễm sán bạn cần phải điều trị ngay và bám sát liệu trình của bác sĩ để có thể loại bỏ ấu trùng sán ra khỏi cơ thể.

vicare.vn-cach-phan-biet-thit-lon-nhiem-san-va-thit-lon-sach-body-1

Phòng tránh nhiễm sán lợn

Thực hiện những biện pháp sau đây để phòng tránh không cho sán lợn lây nhiễm vào cơ thể:

  • Chọn thịt sạch và chế biến thịt lợn hợp vệ sinh. Rửa tay trước và sau khi chế biến thịt sống.
  • Không nên ăn thịt lợn sống, tái, hoặc chưa được nấu kỹ. Đặc biệt, tránh ăn nem chua từ các nguồn không đảm bảo.
  • Khi ăn rau sống phải rửa sạch, bởi rau sống cũng là nguồn lây nhiễm ấu trùng sán lợn.
  • Quản lý phân tươi, nhất là vùng có người nhiễm sán lợn.
  • Nếu có người nhiễm sán lợn cần đưa đi điều trị ngay và không cho người đó phóng uế bừa bãi.
  • Đảm bảo vệ sinh khu vực hố xí.
  • Không thả rông lợn.

Xem thêm:

  • Những thông tin cần biết về xét nghiệm sán lợn
  • Bệnh sán lợn gạo là bệnh gì mà 200 trẻ mầm non ở Bắc Ninh phải xét nghiệm?
  • Chi phí làm xét nghiệm sán lợn có giá bao nhiêu tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương?