Cách nhận biết và phòng tránh chứng còi xương ở trẻ

Còi xương là một bệnh lý hay gặp ở trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy vậy lại rất khó nhận biết. Không chỉ trẻ sinh non, gầy, hay yếu ớt mới được gọi là trẻ coi xương, ngay cả khi trẻ có cận nặng đủ và béo mập thì trẻ cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Vậy làm thế nào để nhận biết được chứng còi xương ở trẻ?

Cách nhận biết và phòng tránh chứng còi xương ở trẻ Cách nhận biết và phòng tránh chứng còi xương ở trẻ

Thông qua bài viết này HoiBenh sẽ đưa ra một vài dấu hiện để các mẹ lưu ý.

Bệnh lý còi xương là gì?

Chứng còi cương ở trẻ là một bệnh lý phổ biến đặc biệt với trẻ từ 0 đến 3 năm tuổi. Tình trạng còi xương thường xuất hiện ở các bé sinh non, thiếu tháng, các bé chậm phát triển về mặt thể chất, kém ăn và rối loạn tiêu hóa dẫn đến khó hấp thu chất dinh dưỡng. Một số trẻ đủ cân, ăn tốt, thậm chí tăng cân đều đặn vẫn có nguy cơ bị còi xương do thiếu Vitamin D tổng hợp Canxi trong cơ thể.

vicare.vn-cach-nhan-biet-va-phong-tranh-chung-coi-xuong-o-tre-body-1

Canxi là một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho tự phát triển của bé trong 5 năm đầu đời nên nếu trẻ không thể hấp thu được canxi hay không ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin D thì chắc chắn trẻ sẽ bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Các triệu chứng còi xương ở trẻ nhỏ

Các triệu chứng này rất dễ nhận biết, chỉ cần mẹ để ý một chút là có thể phát hiện ra bé nhà mình có đang mắc bệnh còi xương hay không.

  • Thứ nhất, bé thường xuyên quấy khóc mẹ, hay giật mình khi có người nói to hoặc có tiếng động lạ, việc giật mình này lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày ngay cả với âm thanh quen thuộc.
  • Bé rụng tóc gáy, chậm mọc răng và chậm nói.
  • Bé hay tỉnh dậy nhiều lần khi ngủ, khó ngủ lại, chậm lẫy và ánh mắt không được linh hoạt.
  • Với trẻ sơ sinh, những thóp mềm trên đầu và ngực của bé không cứng lại mặc dù bé đã được 4 đến 6 tháng tuổi. Thêm vào đó bé còn hay vắt chéo chân và tóp tép miệng.
  • Nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng còi xương ở trẻ là do thiếu Vitamin D. Trẻ ăn sữa ngoài, hay sữa bột cũng có nhiều nguy cơ bị còi xương hơn những trẻ được bú sữa mẹ trong thời gian dài.

Nếu trẻ có các triệu chứng còi xương thì các bậc cha mẹ không nên tự mình chữa bằng các phương pháp dân gian mà hãy đem trẻ tới bác sĩ để được hướng dẫn, lấy thuốc cũng như xin lời khuyên để có thể chăm trẻ tốt hơn.

vicare.vn-cach-nhan-biet-va-phong-tranh-chung-coi-xuong-o-tre-body-2

Có nhiều bố mẹ tìm cách cung cấp canxi thông qua việc cho mẹ bổ sung nhiều canxi và chuyển qua cơ thể bé bằng việc cho bé bú sữa nhiều hơn mỗi ngày. Nhưng rất có thể trẻ vẫn bị còi xương do cung cấp đủ Canxi không có nghĩa cũng cấp đủ Vitamin D để cơ thể trẻ tự tổng hợp Canxi. Trẻ không thể mãi bú mẹ được nên cách này sẽ không còn tác dụng khi bé bước sang giai đoạn ăn dặm.

Cách phòng ngừa còi xương ở trẻ

Để phòng ngừa chứng còi xương ở trẻ thì ngay từ trong thời kỳ mang thai, khoảng từ tháng thứ 4 trở đi các mẹ nên chăm chỉ tắm nắng vào buổi sáng và chiều tối để cơ thể hấp thụ Vitamin D và truyền một phần sang cơ thể của bé.

Mẹ nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cũng như làm tăng sức đề kháng cho trẻ. Trong thời gian này việc cùng trẻ tắm nắng để hấp thụ Vitamin D cũng là việc nên làm.

Thời gian tắm nắng có thể dao động từ 20 - 30 phút một ngày. Chỉ nên tắm nắng vào buổi sáng sớm và chiều muộn để đảm bảo những tia cực tím từ ánh nắng mặt trời không làm hại bé.

Từ tháng thứ 7 trở đi, bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm, thời gian bú mẹ cũng giảm xuống do người mẹ đã quay trở lại với công việc sau kì nghỉ thai sản, vậy nên việc mỗi ngày mẹ nên uống 1 ống vitamin D 200.000 IU để phòng ngừa chứng còi xương cho trẻ là hoàn toàn cần thiết và hợp lý.

Nên cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm chứa canxi như tôm, cua, cá để trẻ có thể tự cung cấp canxi cho cơ thể mình.

Tuyệt đối không tự cho trẻ uống canxi hay Vitamin D khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.