Cách nhận biết và dạy trẻ chậm nói

Là cha mẹ, khi được chứng kiến từng giai đoạn phát triển của con từng ngày có lẽ đó là những giây phút hạnh phúc vô bờ bến. Thế nhưng, lại có những trẻ bị chậm nói mang đến sự lo lắng, sợ hãi cho các bậc phụ huynh. Vậy cách nhận biết và dạy trẻ chậm nói là như thế nào?

Cách nhận biết và dạy trẻ chậm nói Cách nhận biết và dạy trẻ chậm nói

Là cha mẹ, có lẽ mỗi ngày trôi qua được chứng kiến từng giai đoạn phát triển của con là những giây phút hạnh phúc vô bờ bến. Thế nhưng, trong một số trường hợp đặc biệt, trẻ có những phát triển chậm hơn so với lứa tuổi, chẳng hạn như việc chậm đi, chậm nói,... Điều này khiến cho các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng, hoang mang và sợ hãi. Vậy làm thế nào để nhận biết và dạy trẻ chậm nói? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ bị chậm nói

Trẻ chậm nói không còn là vấn đề lạ hay hiếm trong xã hội. Cuộc sống hiện đại cùng với sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm nói ở trẻ. Nhiều bậc cha mẹ thường cho con xem tivi hay dùng smartphone để bé ngồi yên, ăn ngoan. Nhưng không hề hay biết khi xem tivi và sử dụng điện thoại thông minh, trẻ không cần phải nói, không cần suy nghĩ, chỉ cần nhìn, đưa tay chạm vào màn hình dần tạo thói quen lười nói và ngại giao tiếp ở trẻ.

Ngoài ra, tình trạng chậm nói ở trẻ còn có thể xuất hiện do một số trục trặc trong vòm miệng như: Tổn thương lưỡi, hở hàm ếch hay dây hãm ngắn,.. hoặc trục trặc trong khả năng nghe. Do đó, khi trẻ bước vào giai đoạn tập nói, cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới các biểu hiện của con. Nếu trẻ có dấu hiệu lười nói, chậm nói hơn so với các bạn cùng độ tuổi, cha mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ để tìm cách khắc phục.

vicare.vn-cach-nhan-biet-va-day-tre-cham-noi-body-1

Xem tivi và sử dụng điện thoại quá nhiều tạo thành thói quen lười giao tiếp ở trẻ.

Cách nhận biết và dạy trẻ chậm nói

Cách nhận biết trẻ chậm nói

Các bậc cha mẹ nên để ý về mặt giao tiếp của trẻ trong giai đoạn từ 12 - 24 tháng tuổi, bởi lúc này là giai đoạn trẻ học nói và bắt đầu muốn giao tiếp với mọi người. Nếu thấy trẻ có những biểu hiệu dưới đây, cha mẹ cần cảnh giác bởi đó có thể là dấu hiệu của chứng chậm nói ở trẻ mà bạn không hề biết:

- Không sử dụng điệu bộ, cử chỉ khi đã được 12 tháng tuổi.

- Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đủ 18 tháng tuổi.

- Không bắt chước được âm thanh khi đã 18 tháng tuổi.

- Rất khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản.

Trong giai đoạn từ 2-3 tuổi phụ huynh nên đưa trẻ đi khám nếu phát hiện các dấu hiệu trẻ chậm nói dưới đây:

- Chỉ có thể bắt chước âm thanh, hành động của người khác mà không thể tự mình phát âm từ hoặc cụm từ.

- Thường nói một số âm thanh hoặc một từ nào đó lặp đi lặp lại.

- Khó khăn trong việc hiểu ra các vấn đề dù là đơn giản nhất.

Vậy dạy trẻ chậm nói như thế nào?

Cha mẹ chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do đó cha mẹ cần phải khuyến khích trẻ tập nói ngay từ khi trẻ còn nhỏ.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên nói chuyện thường xuyên với trẻ, đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe trước khi ngủ. Có thể dạy ngôn ngữ cho trẻ bằng cách chỉ vào các đồ vật trong nhà và đọc tên của những đồ vật đó lên. Đừng lơ là mỗi khi nói chuyện với con, bạn phải tập trung và chú ý lắng nghe để trẻ có thời gian chuẩn bị cho những từ sắp nói.
vicare.vn-cach-nhan-biet-va-day-tre-cham-noi-body-2

Cũng đừng nôn nóng khi dạy trẻ tập nói, nên dạy trẻ những từ ngữ đơn giản trước. Cha mẹ nên vận dụng những hình ảnh và điệu bộ để dạy con giao tiếp trước, đây sẽ là tiền đề giúp con học nói nhanh và tốt nhất. Bên cạnh đó, cha mẹ cần kiểm soát thời gian xem tivi của con, nếu cho con xem tivi thì hãy cố gắng ngồi cạnh con để bàn luận về những tình huống trên tivi để tạo thói quen giao tiếp hai chiều với trẻ.

Bộ não đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ vì vậy cha mẹ nên chú trọng đến việc bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho não trẻ trong thời kỳ phát triển hoàn thiện các chức năng từ 1-3 tuổi.

Cách nhận biết và dạy trẻ chậm nói là điều rất cần thiết và quan trọng để cha mẹ có thể vận dụng nếu con mình gặp phải tình trạng ít nói. Mỗi bậc phụ huynh cần quan tâm con của mình nhiều hơn để trẻ luôn được phát triển cân đối và khỏe mạnh.