Cách nhận biết và chăm sóc trẻ mắc bệnh chân tay miệng
Trong các bệnh truyền nhiễm mà trẻ nhỏ hay mắc phải thì bệnh chân tay miệng là nguy hiểm nhất. Bởi vì đó là một bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra thành dịch lớn, diễn biến của bệnh khá nguy hiểm và phức tạp. Trong bài này HoiBenh sẽ chỉ bạn cách nhận biết và chăm sóc trẻ mắc bệnh chân tay miệng.
Cách nhận biết và chăm sóc trẻ mắc bệnh chân tay miệng
Trong các bệnh truyền nhiễm mà trẻ nhỏ hay mắc phải thì bệnh chân tay miệng là nguy hiểm nhất. Bởi vì đó là một bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra thành dịch lớn, diễn biến của bệnh khá nguy hiểm và phức tạp. Trong bài này HoiBenh sẽ chỉ bạn cách nhận biết và chăm sóc trẻ mắc bệnh chân tay miệng.
Bệnh chân tay miệng là gì?
Bệnh chân tay miệng là một bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á.
Cách nhận biết dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng
Sốt nhẹ hoặc sốt cao không ngừng.
Dấu hiệu tổn thương ở da như: các dát đỏ, mụn nước... xuất hiện ở họng, xung quanh vòm miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông,...có thể lan lây ra toàn thân.
Trẻ biếng ăn, người mệt mỏi, ngủ nhiều, hay ngủ gà, người hay lơ mơ, không tỉnh táo.
Hay giật mình mỗi khi nghe tiếng người gọi tên mình.
Vả mồ hôi, lạnh toàn thân hay lạnh khu trú ở tay và chân.
Biểu hiện run: run tay chân, run toàn thân, ngồi không vững, đi đứng không vững, hay loạng choạng.
Tiểu ít, nôn mửa
Ăn uống kém, nhiều khi không ăn gì.
Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh
Có thể chăm sóc tại nhà nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nhẹ như chỉ mới xuất hiện ít mụn nước nhỏ và sốt không cao, có thể hạ sốt được. Chăm sóc tại nhà thì điều kiện vệ sinh cho trẻ sẽ tốt hơn, khả năng trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn từ các bệnh khác lây lan cũng sẽ được giảm xuống.
Khi trẻ có các dấu hiệu nặng hơn như sốt cao không hạ, uống thuốc rồi nhưng vận không hạ sốt. Ăn uống kém, người lơ mơ thì nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời can thiệp.
Cách chăm sóc khi trẻ bệnh chân tay miệng
Sát trùng niêm mạc miệng cho trẻ bằng nước muối 0,9%.
Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu hóa như uống sữa, nấu cháo loãng cho bé ăn.
Vệ sinh da cho trẻ: tắm trẻ bằng các loại nước hoặc thuốc có tính sát trùng. Sau khi tắm sau nên bôi dung dịch sát khuẩn lên các mụn nước hay dát đỏ có xuất hiện trên cơ thể trẻ.
Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với trẻ.
Thực hiện ăn chín uống sôi cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, ăn những thức ăn đã được nấu chín kĩ tại nhà, và nhớ cho trẻ ăn khi còn nóng. Không cho trẻ ăn thức ăn nguội lạnh và thức ăn ngoài đường phố
Vệ sinh thường xuyên nhà cửa, các phòng dụng cụ, đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn. Quần áo trẻ mặc nên phơi dưới nắng to và nên dùng bàn là là đồ cho trẻ để tiệt trùng quần áo trước khi cho trẻ mặc.
Nên cách ly cho trẻ tại nhà và hạn chế tiếp xúc với các trẻ khác để tránh lây lan. Không cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi dơ, những vật dụng chưa được tiệt trùng.
Phòng bệnh chân tay miệng
Phòng bệnh trong cộng đồng:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi ...
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
Tại các cơ sở y tế:
- Khi chăm sóc trẻ, người chăm sóc có thể nhiễm virus gây bệnh. Vì vậy những người này không nên đi lại tự do giữa các phòng bệnh hoặc đi ra ngoài bệnh viện.
- Hạn chế tối đa người nhà vào phòng bệnh. Khi vào thăm bệnh nhi đang điều trị và tiếp xúc với các vật dụng đang sử dụng trong bệnh viện, người tới thăm có thể mang mầm bệnh ra cộng đồng.
- Không nên mang các vật dụng, đồ chơi từ bệnh viện về nhà, nếu mang về thì cần tiệt trùng sạch sẽ.
Bệnh chân tay miệng không có thuốc đặc trị. Cách tốt nhất khi trẻ bị mắc chân tay miệng là hãy chăm sóc tốt cho trẻ trong ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh bé, tiệt trùng các đồ chơi của bé. Hạn chế không cho các bé đưa các đồ chơi hay tay vào miệng.