Cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi ăn ngoan thun thút

Khi bé được 6 - 7 tháng tuổi bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Bé ăn ngon, hay không đa phần đều phụ thuộc vào cách nấu cháo của mẹ. Vậy cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi ăn ngoan thun thút như thế nào?

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi ăn ngoan thun thút Cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi ăn ngoan thun thút

Khi bé được 6 - 7 tháng tuổi bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Thời điểm này bé có thể đã ăn được các loại rau củ,thịt, cá xay... Đây là giai đoạn khá quan trọng, quyết định thói quen ăn uống sau này của bé. Bé ăn ngon, ăn nhiều hay không đa phần đều phụ thuộc vào cách nấu cháo của mẹ. Vậy cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi ăn ngoan thun thút thì phải làm sao? Mẹ hãy lưu ý bài viết dưới đây để học cách nấu các món cháo không chỉ tuân thủ đúng chuẩn dinh dưỡng mà lại còn thơm ngon hấp dẫn cho cho trẻ 7 tháng tuổi.

Lợi ích khi cho bé ăn cháo dinh dưỡng

Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế và dinh dưỡng, chỉ nên tập cho bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi trở lên. Nếu ăn quá sớm có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng khiến bé bị bệnh. Vì lúc đó men tiêu hóa của bé vẫn chưa thực sự phát triển hoàn thiện.

Tập cho bé ăn cháo hằng ngày trong giai đoạn này sẽ ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Theo các nhà khoa học, nếu mẹ sử dụng các loại gạo, hoặc các hạt ngũ cốc dinh dưỡng để nấu cháo cho bé sẽ rất tốt. Vì trong các sản phẩm này chưa các chất giúp phòng chống các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Việc tập thói quen cho bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi sẽ giúp bé phát triển vị giác, đồng thời bổ sung đầy đủ nguồn dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển.

Chọn thực phẩm phù hợp để nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi

Từ 7 tháng tuổi trở lên bé có thể đã bắt đầu ăn được cháo dinh dưỡng nhiều hương vị khác nhau như thịt, gà, lòng đỏ trứng, cá đồng... Mẹ chỉ cho bé ăn cá 2 -3 lần/tuần. Thay vào đó là xen kẽ các bữa có thịt nạc heo, trứng, tôm. Lượng thịt, cá trong mỗi bữa ăn tầm 15g/ phần ăn là đủ chuẩn dinh dưỡng.

  • Hạn chế ăn hải sản như trai, sò, nghêu... vì rất dễ gây dị ứng.
  • Nên tập cho bé ăn thử các loại trái cây mềm như: chuối, xoài và bơ. Đây là những loại trái cây rất giàu vitamin và tốt cho sức khỏe của trẻ.

Mẹ cũng cần phải nấu chín sau đó xay nhuyễn rau củ trước khi cho bé ăn dễ hấp thu hơn. Bên cạnh đó, nếu rau củ được nghiền nát cũng sẽ thơm ngọt tự nhiên kích thích vị giác giúp bé ăn ngon. Sẽ hạn chế được việc nêm nếm gia vị vào cháo cho bé, vì ở giai đoạn này nếu cho bé ăn quá nhiều muối hoặc đường có thể ảnh hưởng không tốt đến thận. Ngược lại, nếu để bé ăn quá nhạt trong một thời gian dài cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé về sau này.

HoiBenh.vn-cach-nau-chao-dinh-duong-cho-trẻ-7-thang-tuoi-an-ngoan-thun-thut-body-2
Từ 7 tháng tuổi trở lên bé có thể đã bắt đầu ăn được cháo dinh dưỡng nhiều hương vị khác nhau như thịt, gà, lòng đỏ trứng, cá đồng...

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm

Để trẻ ăn ngon miệng hơn và thích thú khi tới giờ ăn, khâu chuẩn bị nguyên liệu và cách chế biến đồ ăn dặm của mẹ cũng không kém phần quan trọng. Mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng tiêu chuẩn khoa học gồm có: đường bột, đạm, béo, vitamin và chất xơ cần thiết cho bé.

Đối với các loại trái cây hoa quả: Vì là lần đầu tiên bé mới tập ăn mẹ chỉ cần cho bé thử ăn vài muỗng nhỏ tầm 2 lần/ ngày. Sau khi bé đã quen rồi mẹ mới tăng dần khẩu phần lên từ từ.

Riêng với các loại cá có nhiều xương mẹ nên luộc riêng ra, khi cá chín thì tách phần xương cá rồi mới đem xay và nấu cháo cho bé. Nếu cho bé ăn tôm, mẹ cũng cần bóc vỏ, sau đó nghiền nát rồi mới được nấu chung với cháo.

Đối với trứng gà mẹ chỉ cho bé ăn ít, do chất béo trong trứng rất cao dễ làm bé đầy bụng, khó tiêu.

Hạn chế sử dụng gia vị đường, muối để nêm cháo cho bé, thay vào đó mẹ sẽ tận dụng vị ngon ngọt tự nhiên của rau củ như củ cải, cà rốt, súp lơ...

HoiBenh.vn-cach-nau-chao-dinh-duong-cho-trẻ-7-thang-tuoi-an-ngoan-thun-thut-body-3
Mẹ sẽ tận dụng vị ngon ngọt tự nhiên của rau củ như củ cải, cà rốt, súp lơ...

Thường xuyên thay đổi đa dạng thực đơn nấu cháo cho bé, để bé không bị nhàm chán và kén ăn khi phải ăn một món trong thời gian dài.

Ngoài ra, tâm lý trẻ nhỏ thường rất thích các đồ vật ngộ nghĩnh nhiều màu sắc. Mẹ có thể chọn cho bé chén và muỗng ăn có màu sắc bắt mắt đáng yêu cũng sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Về chế độ ăn, tháng đầu tiên khi bé bắt mới đầu tập ăn dặm mẹ nên cho bé ăn một ngày một bữa vào buổi sáng, qua tháng thức 2 thì tăng lên 2 bữa sáng - chiều. Bên cạnh đó, mẹ vẫn phải kết hợp bổ sung thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức để đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển tốt.

Cách bảo quản đồ ăn dặm cho trẻ

Nếu mẹ quá bận không có nhiều thời gian đi chợ chuẩn bị đồ ăn cho bé hàng ngày, thay vào đó mẹ hãy dành một buổi để chuẩn bị sơ chế nguyên vật liệu và bảo quản trong tủ đông. Nhưng phải đảm bảo lượng thức ăn chỉ được dùng không quá 7 ngày. Vì nếu để lâu đồ ăn sẽ mất hết giá trị dinh dưỡng và có thể sẽ gây bệnh.

Mẹ cần rửa sạch, nấu chín rồi xay nhuyễn hết các nguyên liệu sau đó chia đều thành các phần đủ cho một bữa ăn của bé rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Lúc nào nấu cháo thì chỉ việc đem ra ngoài để rã đông.

Như vậy, chỉ cần bỏ ra chút thời gian là mẹ cũng có thể tự mình biết cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh lại vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Xem thêm:

  • Gợi ý 6 món cháo ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
  • Cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi