Cách nấu bột với phô mai cho bé ăn dặm
Bột với phô mai được xem là một trong những món ăn dặm rất tốt cho trẻ nhỏ mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung trong khẩu phần ăn của bé thường xuyên. Cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu được giá trị dinh dưỡng chi tiết cũng như cách nấu bột phô mai cho trẻ nhỏ.
Cách nấu bột với phô mai cho bé ăn dặm
Bột với phô mai được xem là một trong những món ăn dặm rất tốt cho trẻ nhỏ mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung trong khẩu phần ăn của bé thường xuyên. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu được giá trị dinh dưỡng chi tiết cũng như cách nấu bột phô mai cho trẻ nhỏ.
Hàm lượng dinh dưỡng chứa trong bột với phô mai
Các loại bột ăn dặm mẹ nên lựa chọn kỹ càng, phù hợp với thể trạng sức khỏe và khả năng hấp thu dinh dưỡng của bé. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm bột ăn dặm từ viện dinh dưỡng quốc gia với hàm lượng. Các sản phẩm bột ăn dặm thường được nghiên cứu chứa đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ gồm:
Hàm lượng protein, lipit, gluxxit
Hàm lượng đầy đủ các loại vitamin (A, C, D, E, B1, B2, B3, B6, B12)
Hàm lượng axit folic
Hàm lượng các khoáng chất (đồng, kẽm, sắt, selen và iot).
Hàm lượng dinh dưỡng trong phô mai rất cao do đây được xem là một dạng sữa đặc. Thành phần dinh dưỡng nổi bật nhất trong phô mai là chất đạm (chiếm tới hơn 25% toàn bộ giá trị dinh dưỡng), canxi (gấp 100 lần trong các loại thịt) và chất béo.
Chính vì vậy, sự kết hợp giữa bột và phô mai là món ăn rất giàu giá trị dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Các mẹ nên thường sung bổ sung món ăn dặm này cho trẻ để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển toàn diện. Tuy nhiên, do hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao nên mẹ cần chú ý trong khẩu phần ăn của bé sao cho cân bằng các chất hợp lý, tránh dư thừa.
Đặc biệt, pho mai chứa bơ và hàm lượng sữa bò cao nên nên thích hợp với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, đối với trẻ yếu hơn thì từ 8 tháng trở lên mới nên cho bé sử dụng. Nguyên nhân là do cơ địa trẻ nhỏ còn khá yếu, khả năng dị ứng và mẫn cảm với sữa bò khá cao. Do vậy với những bé từ 6 tháng tuổi trở lên, hệ tiêu hóa và miễn dịch mới đủ cứng cáp để thích nghi với nhóm chất dinh dưỡng chứa trong phô mai.
Cách nấu bột với phô mai
Chuẩn bị nguyên liệu
Mẹ cần tính toán nguyên liệu hợp lý trước khi nấu cho bé dựa vào chỉ số cân nặng và tháng tuổi.
Đối với trẻ từ 7 – 8 tháng tuổi mỗi lần nên dùng khoảng 12g phô mai miếng và 20g phô mai tươi dạng kem.
Đối với trẻ từ 9-11 tháng tuổi mỗi lần nên dùng khoảng 14g phô mai miếng và 24g phô mai tươi dạng kem.
Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên mỗi lần nên dùng khoảng 15g phô mai miếng và 24g phô mai tươi dạng kem.
Số lượng bột ăn dặm nên sử dụng từ 60 g đến 100g tùy thuộc vào lượng ăn của trẻ.
Cách thực hiện món ăn
Đầu tiên bắc nước lên bếp rồi cho bột ăn dặm vào nấu chín, quấy đều tay đến khi bột nở tạo thành hỗn hợp sệt là được, sau đó tắt bếp.
Tiếp theo cho phần phô mai đã chuẩn bị sẵn vào rồi quấy đều tay trên lửa nhỏ đến khi phô mai tan hết quyện đều vào bột là được.
Lưu ý khi nấu bột phô mai cho bé
Phô mai khi tiếp xúc với nhiệt độ cao quá lâu sẽ mất các loại chất dinh dưỡng, nhất là thành phần sữa bò. Do vậy tuyệt đối không nấu bột chung với phô mai cùng lúc hoặc nấu bột chín rồi cho phô mai vào nhưng vẫn giữ nguyên lửa.
Trong trường hợp bạn bảo quản phô mai trong tủ lạnh, khi lấy ra nên để khoảng 1 giờ đồng hồ cho phô mai mềm rồi mới cho vào bột quậy để phô mai dễ tan.
Sau khi nấu nên cho bé ăn càng sớm càng tốt, không nên để quá lâu (tối đa là 2 – 3 giờ đồng hồ).
Ngoài kết hợp với bột ăn dặm, phô mai còn trở thành món ăn ngon miệng giàu dinh dưỡng cho bé khi kết hợp với thịt bò, thịt gà, khoai tây, cà rốt.
Sau khi dùng phô mai nên cho vào túi ni lon rồi bảo quản trong tủ lạnh để tránh các hóa chất độc hại trong tủ lạnh dính vào gây nguy hiểm cho bé khi ăn.
Với những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp các mẹ biết cách nấu bột với phô mai cho bé ăn dặm ngon miệng và an toàn nhất. Bạn lưu ý không nên ép con ăn quá nhiều và tùy vào sức ăn của bé mà nấu vừa đủ, hạn chế tối đa việc thừa bỏ tủ lạnh cho bé dùng tiếp.
Xem thêm:
- Bí quyết chọn bột ăn dặm tốt cho trẻ
- Khi nào trẻ sinh non nên ăn dặm?