Cách lấy dị vật trong mũi ngay tại nhà

Có rất nhiều cách lấy dị vật trong mũi ngay tại nhà, sau đây HoiBenh sẽ đưa ra một vài cách đơn giản và an toàn bạn có thể tự làm.

Cách lấy dị vật trong mũi ngay tại nhà Cách lấy dị vật trong mũi ngay tại nhà

Mũi là một khoang sâu, mở rộng trực tiếp ra phía sau mặt. Các loại dị vật và các trường hợp bị dị vật tắc trong mũi thường xảy ra một cách tình cờ, và nằm ngoài khả năng tưởng tượng của chúng ta. Sau đây HoiBenh sẽ giới thiệu cho các bạn một số cách lấy dị vật trong mũi có thể làm tại nhà.

Các dị vật thường gặp trong mũi như là thức ăn, giấy ăn, đồ chơi, sỏi đá, các loại hạt. Phần lớn các trường hợp bị dị vật trong mũi và khoang mũi thường không nghiêm trọng và hay xảy ra ở trẻ từ 1 đến 8 tuổi. Có rất nhiều cách lấy dị vật trong mũi ngay tại nhà, dưới đây là một vài cách đơn giản và an toàn bạn có thể tự làm.

Các cách lấy dị vật trong mũi

  • Không hít thở mạnh để tránh đưa dị vật vào sâu bên trong. Thay vào đó, thở vào bằng miệng tới khi nào bạn lấy được dị vật ra ngoài.
  • Không dùng các miếng gạc bông hoặc bất cứ vật dụng gì có thể để chọc vào dị vật để không làm dị vật đi sâu vào trong và gây tổn thương đến mũi.
  • Thở ra một cách nhẹ nhàng bằng mũi để đẩy dị vật ra ngoài, nhưng không nên thở quá mạnh hay lặp lại ngay. Nếu như chỉ có một lỗ mũi bị mắc dị vật, hãy bịt một lỗ mũi còn lại bằng cách ấn nhẹ tay lên, sau đó thở nhẹ nhàng ra bằng lỗ mũi có dị vật.

Nhắc trẻ thở nhẹ để đẩy dị vật ra, nên nhớ không được hít mạnh.

  • Nếu gặp dị vật dạng dài thì hãy thật nhẹ nhàng bằng nhíp, chỉ nên dùng cách này nếu như dị vật ở vị trí dễ quan sát và dễ lấy ra.
  • Xì mũi cũng là một cách lấy dị vật trong mũi ra ngoài hiệu quả, nhưng phải hết sức cẩn thận và các định rõ dị vật trong mũi là gì, dị vật có khả năng làm rách da hay không. Dùng một ngón tay ấn nhẹ vào phần cánh mũi bên không vướng dị vật và xì mũi thật mạnh.
  • Hắt hơi là cách để tạo ra một lực đẩy mạnh hơn và cũng là một cách hay để đẩy dị vật ra ngoài. Cũng như cách trên, cách làm này có tác dụng hơn khi bạn bịt lỗ mũi bên không có dị vật lại.
  • Nếu như trường hợp mắc dị vật là trẻ quá nhỏ, không thể hợp tác thực hiện những cách làm trên. Bố mẹ hoặc là người chăm sóc trẻ có thể thử cách lấy dị vật trong mũi bằng miệng mình. Cách làm: Ngậm miệng trẻ và bịt bên mũi không có dị vật của trẻ lại. Lấy hơi và thổi một hơi thật mạnh vào miệng trẻ. Cách làm này chỉ nên thực hiện khi có mặt của nhân viên y tế để đảm bảo an toàn.

Lưu ý khi bị chảy máu mũi do dị vật

  • Dùng khăn tắm, nhẹ nhàng đặt vào trong mũi là một cách an toàn nhất để cầm máu khi người bệnh vẫn có thể thở được dễ dàng.
  • Không được để trẻ ngoáy mũi vì sẽ làm dị vật tụt sâu vào trong.
  • Đặt một vật mát( ví dụ như túi chườm đá..) lên trên mũi, trong nhiều trường hợp cách này có thể làm giảm sự chảy máu và giảm sưng nề, giúp ích trong việc loại bỏ đi các dị vật. Lưu ý: Không nên đắp đá lạnh hoặc là những vật cực kì lạnh trực tiếp lên chóp mũi.

Sau khi áp dụng 2 cách trên khoảng 5 phút mà máu vẫn không ngừng chảy thì hãy tìm đến trợ giúp y tế.

Các cách đã nêu trên đều có tác dụng rất tốt và an toàn. Tuy nhiên HoiBenh khuyến cáo người bệnh nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế khi đã áp dụng tất cả các cách lấy dị vật trong mũi trên mà không có kết quả, hoặc dị vật bị mắc ở sâu phía trong. Đối với trẻ em, sẽ rất khó hợp tác để lấy dị vật ra ngoài, vì thế bạn nên cho trẻ đến các cơ sở y tế ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

>>> Xem thêm: Dị vật mắc kẹt trong mũi hoặc tai