Cách lăn trứng gà trị bầm tím
Chắc hẳn khi bạn bị bầm tím bạn sẽ nghĩ ngay đến việc luộc trứng gà và lăn lên vết bầm tím để vết bầm bị mờ dần và mất đi. Vậy cách lăn trứng gà trị bầm tím như thế nào thì hiệu quả? HoiBenh sẽ cung cấp cách lăn trứng gà trị bầm tím đến các bạn.
Cách lăn trứng gà trị bầm tím
Vết bầm tím là gì?
Chắc hẳn bạn cũng đã bị bầm tím chân, tay hay bất kì vị trí nào trên cơ thể. Đi nhanh quá nên va phải cái bàn, giường, kệ tủ... có rất nhiều lí do để bạn được "xăm tạm thời" lên cơ thể.
Tuy nhiên, nếu bạn thuộc kiểu người "chạm nhẹ cũng có thể bầm", có vài lí do để giải thích cho hiện tượng này như tuổi tác, bạn đang bị rối loạn máu, tiểu đường, căng thẳng quá mức khi tập luyện, bị xuất huyết dưới da, do loại thuốc đang sử dụng, gen di truyền, màu da nhợt nhạt hay tác hại do ánh nắng mặt trời.
Dấu hiệu của bầm tím được giải thích rằng do các ống mao mạch gần da bị phá vỡ, dẫn đến rò rỉ các tế bào máu màu đỏ.
Vết bầm tím sẽ gây rất nhiều phiên toái, ngoài việc chúng gây đau đớn nếu vô tình chạm phải vết bầm, đôi khi còn làm cho bạn ngại mặc quần short, váy ngắn.
Tuy nhiên vấn đề nay đã không còn làm khó bạn nữa, vì có rất nhiều cách hữu hiệu giúp bạn tạm biệt vết bầm chỉ sau một nốt nhạc mà thôi. Điển hình là việc sử dụng trứng gà lăn trị bầm tím.
Cách lăn trứng gà trị bầm tím
Bạn ăn trứng gà thường xuyên, nhưng có thể bạn vẫn chưa biết hết tác dụng của trứng gà đó là việc trị bấm tím nó cũng đem lại hiệu quả rất cao đấy nhé. Bạn chỉ cần đem trứng gà luộc chín, đợi trứng bớt nóng, đem trứng lăn qua, lăn lại vết bầm tím và các vùng xung quanh cho tới khi trứng nguội. Nếu sử dụng phương pháp này thường xuyên nó sẽ giúp bạn đánh bay vết bầm một cách nhanh chóng đến kinh ngạc.
Ngoài ra, trứng gà còn có tác dụng khác như:
- Cách làm đó là luộc chín trứng sau đó tranh thủ lúc trứng còn nóng, bóc vỏ và bọc trứng trong 1 lớp khăn mỏng. Dùng trứng được bọc khăn lăn đều và hơi mạnh tay lên trên vùng da có mụn. Tới khi trứng nguội đi thì dừng lại nhé.
- Dùng 2 quả trứng gà luộc chín. Trước khi lăn trứng lên mặt thì bạn hãy rửa sạch mặt và lau khô, lấy trứng gà đã luộc, còn nóng, bóc vỏ, lăn đều trên mặt. Để đạt được hiệu quả thì hãy thực hiện biện pháp này mỗi tuần 3 lần sẽ thấy lỗ chân lông se khít lại, làn da cũng nhờ thế trở nên mịn màng hơn.
Dùng trứng gà luộc trị mụn cám
- Đầu tiên bạn lấy 1 quả trứng gà luộc đã chín, bóc vỏ.
- Hãy lấy một tấm vải màn mỏng bọc xung quanh quả trứng gà và lăn đều lên vùng da bị mụn cám.
- Để đạt được hiệu quả bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần với biện pháp trị mụn cám bằng trứng gà luộc này, mụn cám sẽ dần bị hút 1 cách hiệu quả.
Một số cách trị bầm tím khác
Chườm đá
Đây là một phương pháp trị vết bầm tím khá hiệu quả, được biết từ rất lâu, nhất là những người hay chơi thể thao luôn sử dụng chườm lạnh để làm giảm vết bầm tím và đau nhức nhanh chóng, bởi vì chườm đá lạnh sẽ giúp ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh và lúc này dây thần kinh ở vị trí bầm tím do đó giảm đau, đồng thời làm giảm bớt sự xung huyết tại chỗ bầm tím, làm vị trí đó bớt sưng tím. Cách làm đó là, bạn chỉ cần cho đá viên vào một cái khăn bọc lại và chườm trực tiếp lên vết bầm tím, day đi day lại vết bầm tím đó là được, thực hiện chườm đá lạnh trong khoảng 15-20 phút là được, vết bầm tím sẽ bớt bị sưng tụ máu và giảm đau hiệu quả. Cần chú ý cách này chỉ sử dụng với những người trẻ, khỏe mạnh, không bị hạ thân nhiệt.
Chườm ấm
Thông thường thì khi bị va đập, máu sẽ bị tụ lại gây bầm tím, máu khó lưu thông, hãy sử dụng một chiếc khăn ấm để lên vết máu bầm, đồng thời xoa bóp nhẹ nhàng để làm máu được lưu thông tan vết máu bầm tụ. Lưu ý nên thực hiện biện pháp này với trẻ em và người già, vì nhóm người này dễ bị hạ thân nhiệt nếu như chúng ta chườm lạnh và gây nguy hiểm cho sức khỏe người được điều trị.
Nha đam và ngò tây
Bạn nên biết, nha đam và ngò tây có tác dụng kháng sinh tốt, mau liền vết thương, giàu vitamin, điều này giúp cho những vết bầm tím mau chóng được cải thiện, giảm bớt sưng viêm. Hãy xay nhuyễn nha đam và ngò tây rồi trộn hỗn hợp này thoa lên vùng bầm tím mỗi ngày 3 lần để giảm đau và nhanh tan máu bầm.
Xem thêm:
- 7 nguyên nhân gây chảy máu hay bầm tím tự nhiên: từ bệnh Scobat đến lão hóa
- Cần đi khám ngay nếu thấy những vết bầm tím trên da