Cách làm giảm cơn đau dạ dày tại nhà

Từ xa xưa đã có nhiều cách làm giảm đau dạ dày lưu truyền trong dân gian đến tận ngày nay. Trong điều trị đau dạ dày, nếu chỉ dựa vào thuốc thì không thể có được hiệu quả cao nhất. Điều trị bệnh dạ dày cần phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó ăn uống chiếm vai trò khá quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu những cách làm giảm cơn đau dạ dày tại nhà sau đây.

Cách làm giảm cơn đau dạ dày tại nhà Cách làm giảm cơn đau dạ dày tại nhà

Từ xa xưa đã có nhiều cách làm giảm đau dạ dày lưu truyền trong dân gian đến tận ngày nay. Trong điều trị đau dạ dày, nếu chỉ dựa vào thuốc thì không thể có được hiệu quả cao nhất. Điều trị bệnh dạ dày cần phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó ăn uống chiếm vai trò khá quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu những cách làm giảm cơn đau dạ dày tại nhà sau đây.

Vì sao nên sử dụng các cách giảm đau dạ dày tại nhà?

Dạ dày là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể bởi đây là trung tâm của hệ tiêu hóa. Việt Nam là nước có tỷ lệ người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) rất cao, tới 7% toàn dân số. Lứa tuổi mắc bệnh viêm dạ dày cũng đang dần trẻ hóa, từ trên 35 tuổi ở cả nam và nữ.

Ngoài cách điều trị đau dạ dày bằng những viên thuốc tây tiện lợi nhưng dễ gây phản ứng phụ, người mắc bệnh hoàn toàn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian bổ, rẻ, hiệu quả được ông cha truyền lại dưới đây.

Cách làm giảm cơn đau dạ dày tại nhà

Một vài bài thuốc đơn giản do ông cha để lại với nguyên liệu có sẵn từ tự nhiên, không tốn kém dưới đây có thể hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày an toàn, hiệu quả.

1. Chuối hột

Quả chuối hột vị chát, tính bình, vỏ có chứa enzyme polyphenol oxydase; hạt chưa saponin, coumarin, tannin, flavonoid...có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, làm băng se niêm mạc, trung hòa dịch vị... nên quả chuối hột dùng rất thích hợp để chữa đau dạ dày.

Các nghiên cứu Đông y mới đây đã khẳng định rằng, chuối hột có vị chát, ngọt, lành tính, có tác dụng giải độc, lương huyết, hạn chế căng thẳng, tính vị, lợi tiểu và có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, làm lành vết thương. Có lẽ vì điều này mà người ta thường biết đến chuối hột với khả năng chữa lành vết thương và hạn chế được các vết loét bên trong niêm mạc.

Chuối hột xanh chứa nhiều chất có tác dụng tiêu độc, kháng viêm hơn trong chuối hột chín, vì thế mà khi sử dụng loại chuối này chữa đau dạ dày, người ta thường chỉ lấy quả chuối đang xanh để làm thuốc.

  • Chọn chuối hột chín, tách lấy hạt. Sau đó đem phơi khô và sao trên chảo nóng.
  • Dùng máy xay hạt để nghiền nát thành hạt (hoặc mang ra cửa hàng xay bột để xay).
  • Mỗi ngày dùng khoảng 5 thìa cafe (thìa nhỏ) bột chuối hột và pha với nước ấm để uống, tình trạng đau dạ dày sẽ được cải thiện đáng kể.
vicare.vn-cach-lam-giam-con-dau-da-day-tai-nha-body-1

2. Nghệ + mật ong

Từ lâu, dân gian đã coi nghệ và mật ong là hai vị thuốc chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả. Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã công nhận công dụng chữa bệnh khi kết hợp hai vị thuốc tự nhiên này với nhau.

Nghệ có tinh chất curcurmin hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn, chống viêm loét và làm lành vết thương. Mật ong thì chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ dạ dày. Ngoài ra, mật ong còn là chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng làm giảm và cân bằng các dịch vị axit.

  • Mỗi ngày bạn dùng 15g bột nghệ + 1 thìa mật ong pha cùng nước ấm để uống trước bữa ăn. Ngày uống 2-3 lần.
  • Nếu không có thời gian, bạn cũng có thể viên tinh bột nghệ và mật ong thành viên tròn và uống 3 viên/ngày.
  • Uống liên tục như vậy thì sau khoảng 30 ngày là những vết loét trong dạ dày sẽ dần được chữa lành, hệ miễn dịch cơ thể cũng được tăng cường đáng kể, từ đó làm giảm các cơn đau dạ dày.

3. Trà gạo

Trà gạo là loại thức uống ngon miệng, lành và rất bổ dưỡng. Loại nước uống này bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời có thể giảm các cơn đau trong bệnh viêm dạ dày. Tốt nhất nên dùng trà gạo lứt, sẽ tốt cho sức khỏe và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng trà gạo hằng ngày như một loại thức uống hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh dạ dày. Với cách chế biến đơn giản như sau:

  • Rang gạo trên chảo nóng, sau đó để nguội và cho vào lọ kín.
  • Khi dùng, bạn cho 1 muỗng gạo và 250ml nước rồi đun sôi (hoặc hãm vào ấm trà).
  • Có thể thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống và thưởng thức.
  • Nên uống khi trà gạo còn nóng để giữ được dưỡng chất và mùi vị.

4. Sữa chua và sữa ít béo

Trước đây, những người bị viêm loét dạ dày được khuyến cáo kiêng tất cả các thức ăn chua vì sợ nó làm tăng tính axit, làm viêm loét nặng hơn. Nhưng nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, axit lactic trong sữa chua hóa ra lại có tác dụng kìm hãm sự phát triển của Helicobacter pylori (thủ phạm gây viêm loét dạ dày - tá tràng).

Ngoài ra, các vi khuẩn lành mạnh lên men trong sữa chua như lactobacillus acidophilus khi bám vào niêm mạc ruột sẽ tiết ra chất kháng sinh tự nhiên để giúp hệ miễn dịch đấu tranh chống lại sự viêm loét. Đồng thời làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể xảy ra trong khi điều trị đau dạ dày.

Bạn có thể kết hợp ăn sữa chua lên men tự nhiên với một thìa nhỏ bột nghệ nhằm tăng cường khả năng kháng viêm cho dạ dày.

vicare.vn-cach-lam-giam-con-dau-da-day-tai-nha-body-2

5. Cam thảo

Cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc có tác dụng ích khí, giải độc, bổ tỳ dưỡng vị, nhuận phế, tiêu đờm (tan đờm chống ho), hoãn cấp chỉ thống (giảm đau, giảm co thắt), thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc... Đặc biệt, cam thảo dùng điều trị loét dạ dày rất hiệu quả.

Bởi cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đối với viêm loét dạ dày, cam thảo có khả năng ức chế tiết acid dịch vị và histamin, giúp vết loét nhanh lành.

Đồng thời, các hợp chất có nguồn gốc từ cam thảo có thể làm tăng nồng độ prostaglandin trong hệ thống tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết chất nhầy từ dạ dày, đồng thời sản xuất tế bào mới trong niêm mạc dạ dày.

  • Dùng 3-5g cam thảo dưới dạng bột hoặc cao lỏng chia làm ba lần uống mỗi ngày.
  • Người bệnh nên uống liên tục trong 7-14 ngày rồi tạm dừng.
  • Bạn nên ăn/ uống cam thảo khoảng 20-30 phút trước bữa ăn để việc điều trị hiệu quả hơn các vết loét. Vì lúc đó cam thảo sẽ hoạt động như một lớp màng trong dạ dày, giúp bảo vệ dạ dày của bạn được an toàn khỏi những thực phẩm không tốt trong bữa ăn (như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ...)
  • Không nên dùng quá thời gian trên vì có thể gây các tác dụng phụ như phù nề, nặng mặt.

6. Bắp cải

Bắp cải có thể được sử dụng để điều trị thiếu axit dạ dày. Nếu cơ thể bị thiếu axit dạ dày, có thể gây ợ nóng, trào ngược dạ dày - thực quản. Cải bắp có thể giúp bạn giảm những khó chịu vì chúng kích thích sản sinh axit trong dạ dày.

Uống nước ép bắp cải hoặc nước bắp cải lên men từ dưa cải bắp trước khi ăn có thể cải thiện hệ tiêu hoá. Cải bắp có thể giúp giảm đau bụng và loét dạ dày. Cải bắp có thể giúp giảm đau dạ dày và làm liền loét dạ dày.

Để giảm đau dạ dày bằng bắp cải, mỗi ngày bạn chỉ cần uống 1/2 cốc nước ép bắp cải vào mỗi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Trong bắp cải có chữa nhiều Vitamin U có tác dụng chống loét dạ dày. Nhờ đó, bệnh đau dạ dày sẽ thuyên giảm một cách rõ rệt.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu và triệu chứng đau bao tử nặng bạn nên cần biết
  • Đau dạ dày thường đau ở đâu? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • Thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi