Cách kiểm soát bệnh suy tim sung huyết hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều nạn nhân mắc phải suy tim sung huyết dẫn đến các ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe và tính mạng người bệnh. Do vậy, nắm vững về triệu chứng của bệnh, thời điểm cần đi khám ngay và cách kiểm soát, điều trị suy tim sung huyết là vô cùng quan trọng.

Cách kiểm soát bệnh suy tim sung huyết hiệu quả Cách kiểm soát bệnh suy tim sung huyết hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều nạn nhân mắc phải suy tim sung huyết dẫn đến các ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe và tính mạng người bệnh. Do vậy, nắm vững về triệu chứng của bệnh, thời điểm cần đi khám ngay và cách kiểm soát, điều trị suy tim sung huyết là vô cùng quan trọng.

Suy tim sung huyết – căn bệnh gây nhiều nguy cơ tử vong

Suy tim sung huyết (hay là suy tim ứ huyết, suy tim mạn) là tình trạng chức năng bơm máu của trái tim suy yếu đi, không đủ đáp ứng nhu cầu máu và oxy của cơ thể. Lúc này máu không được tống ra khỏi buồng tim dẫn đến ứ đọng hoặc tắc nghẽn tại phổi, tim, chất dịch tích tụ tại các mô, cơ quan nào đó trong hệ tuần hoàn.

Yếu tố làm gia tăng số lượng mắc bệnh là do bệnh tật (bệnh động mạch vành, đau tim, viêm cơ tim, ...), do lối sống sinh hoạt, người thừa cân, bị béo phì, ...

Đây là căn bệnh mạn tính nhưng cũng có thể đột ngột xảy ra. Bất kỳ ai đang bị các vấn đề về sức khỏe tim mạch đều có khả năng mắc suy tim sung huyết, nhưng phổ biến nhất là ở người cao tuổi. Bệnh có mức độ nguy hiểm cao, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và xử trí sớm.

vicare.vn-cach-kiem-soat-benh-suy-tim-sung-huyet-hieu-qua-body-1
Suy tim sung huyết cần được ngăn chặn để duy trì một trái tim khỏe mạnh

Đâu là các triệu chứng điển hình của suy tim sung huyết?

Thông thường, bệnh lý này có các biểu hiện khá thầm lặng, nếu không lưu ý và nhận biết sớm sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn, điều trị khó khăn. Dưới đây là các triệu chứng hay gặp nhất của suy tim sung huyết:

  • Khó thở: đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên. Máu tràn vào phổi gây khó thở nên người bệnh luôn cảm thấy thở khó khăn ngay cả khi làm việc nhẹ nhàng hoặc nghỉ ngơi.
  • Đi giày dép bị chật: do các chất lỏng tích tụ trong các mô, khả năng đào thải natri, nước kém đi dẫn tới hiện tượng sưng phù ở bàn chân, chân.
  • Ho khan trong suy tim: phổi bị ảnh hưởng do chất lỏng ứ đọng nên nhiều bệnh nhân bị ho, đôi khi có kèm đờm màu trắng hoặc hồng. Người bệnh nên thăm khám kỹ để tránh nhầm lẫn với viêm phế quản hoặc hen suyễn.
  • Mệt mỏi: sức khỏe bị tác động do tim không bơm đủ máu nuôi cơ thể làm cho bệnh nhân dễ bị choáng váng đầu óc, cơ thể uể oải, mệt mỏi.
  • Đau bụng: một số trường hợp suy tim sung huyết gây cảm giác buồn nôn, hệ tiêu hóa bị rối loạn nên nhiều người sẽ bị đau bụng.
  • Ngoài ra, còn có một số biểu hiện khác như sụt cân đột ngột, đau ngực, chán ăn, suy tim hạ huyết áp, lú lẫn, khó tập trung, ...
vicare.vn-cach-kiem-soat-benh-suy-tim-sung-huyet-hieu-qua-body-2
Khi nhận thấy một trong các dấu hiệu suy tim sung huyết cần có biện pháp can thiệp y khoa để giữ tính mạng người bệnh

Những hệ lụy do suy tim sung huyết gây ra

Bệnh nhân có khả năng gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe như:

  • Bị hư thận hoặc suy thận: thận bị giảm lưu lượng máu khiến cho chức năng thận suy giảm. Nếu không điều trị kịp, thận suy phải chạy thận rất tốn kém và bất tiện trong cuộc sống.
  • Vấn đề về van tim: tim dễ bị phình to (phì đại cơ tim), hoạt động bất thường do các van tim không còn vận hành tốt.
  • Gan tổn thương: sự tích tụ chất lỏng đã tạo áp lực lên gan, dẫn tới sẹo gan khiến gan bị yếu đi, hình thành sẹo gan, xơ gan.
  • Thiếu máu: thận bị ảnh hưởng nên không sản sinh đủ hormone erythropoietin để tạo ra các tế bào hồng cầu mới, xảy ra tình trạng thiếu máu.
  • Rối loạn nhịp tim: buồng tim trái và phải không co bóp cùng lúc gây ra biến chứng rối loạn nhịp tim nhanh, đe dọa tính mạng nếu không được can thiệp sớm.

Khi nào nên đi khám các bác sĩ?

Để kiểm soát tốt suy tim sung huyết, bệnh nhân tuyệt đối không được tự cứu chữa tại nhà. Ngược lại, hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra khi thấy các dấu hiệu sau đây:

  • Tức ngực, khó thở
  • Bị ngất xỉu hoặc cơ thể suy nhược nghiêm trọng
  • Nhịp tim đập nhanh bất thường
  • Có triệu chứng thở dốc đột ngột, ho ra máu hay chất nhầy (còn kèm theo bọt hồng)

Bệnh nhân và người thân không nên tự chuẩn đoán, hãy gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện để được điều trị an toàn và nhanh nhất. Tại đây, bệnh nhân được làm các bước thăm khám như ECG trong suy tim, chụp cắt lớp vi tính, chụp động mạch vành, chụp X-quang ngực, ...

vicare.vn-cach-kiem-soat-benh-suy-tim-sung-huyet-hieu-qua-body-3
Bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi điều trị suy tim sung huyết

Làm sao để kiểm soát tốt nhất bệnh suy tim sung huyết

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định dùng thuốc hay phẫu thuật. Khả năng đáp ứng với phác đồ điều trị còn dựa trên vấn đề sức khỏe, bệnh có phát hiện sớm hay không, có bệnh lý đi kèm ra sao. Dưới đây là các phương pháp thường được áp dụng cho bệnh nhân bị suy tim sung huyết:

Điều trị nội khoa:

  • Thuốc ức chế men chuyển có tác dụng mở rộng mạch máu bị hẹp, giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Thuốc chẹn beta có vai trò hạ huyết áp và giảm nhịp tim.
  • Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II
  • Thuốc lợi tiểu: do cơ thể giữ nước, phù thũng nên cần cho uống thuốc lợi tiểu để giảm ứ dịch.
  • Thuốc đối kháng như Aldosterone
  • Thuốc tăng co bóp cơ tim Inotropes
  • Thuốc Digoxin làm nhịp tim chậm lại, tăng sức lọc cầu thận

Điều trị ngoại khoa:

  • Sửa chữa hoặc chỉ định thay thế van tim
  • Cấy ghép máy khử rung tim
  • Bắc cầu mạch vành
  • Tái đồng bộ hóa tim
  • Cấy ghép vào người thiết bị hỗ trợ tâm thất
  • Ghép tim

Thay đổi lối sống:

Đây là phương pháp vừa ngăn chặn bệnh khởi phát vừa giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục, tăng cường sức khỏe.

  • Kiểm soát tốt cân nặng của cơ thể, không để tăng cân quá mức
  • Ngừng hút thuốc bởi thuốc lá rất độc hại. Hạn chế bia rượu, sử dụng chất kích thích.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh: nhiều rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa, ít chất béo, protein nạc, ... Hạn chế ăn các chất béo bão hòa và nhiều natri.
  • Tiêm chủng để ngăn ngừa bệnh viêm phổi
  • Cân bằng cuộc sống để giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi
  • Tập luyện thể thục thể thao đều đặn mỗi ngày, vận động cơ thể có sức khỏe bền bỉ dẻo dai
  • Đi ngủ đúng giờ để có giấc ngủ sâu, ngủ đủ giấc

Xem thêm:

  • Suy tim sung huyết: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
  • Suy tim phải nguy hiểm thế nào?