Cách khắc phục viêm ngực khi đang nuôi con bằng sữa mẹ
Không chỉ ở Việt Nam, các chuyên gia y tế trên thế cũng đưa ra lời khuyên về việc nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất những tháng đầu tiên khi bé chào đời
Cách khắc phục viêm ngực khi đang nuôi con bằng sữa mẹ
. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, rất có thể bạn gặp phải những vấn đề khó khăn, trong đó phổ biến là bệnh viêm ngực.
1. Bệnh viêm ngực và nguyên nhân
Viêm ngực là bệnh lý khi các tế bào và mô trong ngực bị viêm và sưng, tấy đỏ, rất đau đớn. Nguyên nhân của bệnh có thể do nhiễm trùng do lượng sữa bị tồn đọng lại bên trong ngực (hiện tượng ứ sữa) do tắc ống dẫn sữa, hoặc mẹ quá nhiều sữa mà bé không bú hết. Ngoài ra, núm vú bị nứt, bị tổn thương (thường gặp là nứt cổ gà núm vú) cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, gây nên viêm ngực.
Tâm lý lo lắng, stress, mệt mỏi trong quá trình cho bé bú những tháng đầu cũng có thể là nguyên nhân gây viêm ngực khi nuôi con bằng sữa mẹ.
2. Biểu hiện của viêm ngực khi nuôi con bằng sữa mẹ
Biểu hiện đầu tiên và dễ nhận biết của viêm ngực là sưng, đỏ, tấy và đau đớn. Vùng ngực bị viêm cũng sẽ nóng lên bất thường, cơ thể có thể sốt trên 39.5 độ C, cơ thể ớn lạnh, lạnh sống lưng không rõ nguyên nhân, mệt mỏi.
3. Điều trị viêm ngực khi nuôi con bằng sữa mẹ
Nếu bệnh chưa diễn biến nặng, có thể tiến hành xông hơi bằng nước nóng 2-3 lần/ngày để làm các tế bào, mô bị nhiễm trùng nhanh chóng phục hồi.
Nếu áp dụng phương pháp này và vẫn không thấy có tiến triển khả quan, bạn cần đến khám bác sĩ để được khám và kê đơn. Thuốc dùng để điều trị bệnh viêm ngực thường là kháng sinh để chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, do đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ nên loại kháng sinh, liều lượng, thời gian sử dụng cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến bé yêu. Không được tự ý sử dụng kháng sinh tại nhà, sẽ gây những hậu quả gián tiếp, khó lường tới bé yêu. Nếu quá đau, bác sĩ có thể kê thêm cho bạn thuốc giảm đau.
Bạn cũng không cần ngừng cho bé bú khi điều trị viêm ngực. Việc dừng cho bé bú còn làm sữa ứ đọng trong bầu ngực, gây tức ngực và làm bệnh lâu khỏi hơn. Nếu bé bú không hết sữa, có thể dùng máy hút sữa hút ra để cảm thấy dễ chịu hơn.
Nếu bệnh viêm ngực không được điều trị kịp thời, đặc biệt với những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm về sau như: vi khuẩn xâm nhập sâu và lan rộng ảnh hưởng đến tuyến sữa, viêm nặng tạo thành các ổ áp xe, rất đau đớn...
Để tránh mắc viêm ngực khi nuôi con bằng sữa mẹ, bạn nên vệ sinh vú sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú, cố gắng cho bé bú hết bên ngực này rồi mới chuyển sang bên còn lại, nếu bé bú không hết có thể dùng máy hút ra ngoài để sữa không ứ đọng trong ngực...
Nếu trong thời gian mang thai, từ tháng thứ 5 trở đi, bạn cũng có thể phòng tránh viêm ngực bằng cách vê kéo núm vú ra ngoài dần dần hàng ngày khi núm vú bằng phẳng hoặc bị thụt vào. Sau khi kéo vê ra, tiến hành rửa đầu vú bằng nước ấm và thoa dầu ăn lên giúp phần da ở núm vú dày hơn, sau này cho bé bú không bị nứt, gây viêm ngực.Viêm ngực trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ gặp khá phổ biến, tuy nhiên, hoàn toàn có thể phòng tránh và chữa khỏi nếu bạn lưu ý.
Viêm ngực trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ gặp khá phổ biến, tuy nhiên, hoàn toàn có thể phòng tránh và chữa khỏi nếu bạn lưu ý.