Cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban
Chúng ta hầu như ai cũng biết đến bệnh sốt phát ban nhưng chưa hẳn ai cũng hiểu rõ về nó cũng như những nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng. Sốt phát ban luôn có hiện tượng nổi mẩn ngứa đi kèm làm cho người bệnh càng thêm khó chịu. Vậy tại sao sốt phát ban lại nổi mẩn ngứa và làm cách nào để giảm ngứa khi bị sốt phát ban?
Cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban
Trong chúng ta hầu như ai cũng biết đến bệnh sốt phát ban nhưng chắc hẳn không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh cũng như những nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng. Sốt phát ban luôn có hiện tượng nổi mẩn ngứa đi kèm làm cho người bệnh càng thêm khó chịu. Vậy tại sao sốt phát ban lại nổi mẩn ngứa và làm cách nào để giảm ngứa khi bị sốt phát ban? Để có được những cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của HoiBenh.
Sốt phát ban là gì?
Sốt phát ban là một loại bệnh với các triệu chứng thường thấy là sốt, người mẩn đỏ, có cảm giác ngứa ngáy, mệt mỏi. Sau cơn sốt kéo dài 2 – 3 ngày, toàn thân người bệnh sẽ nổi những nốt ban đỏ. Sốt phát ban không chừa bất cứ ai, nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ hơn. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến co giật, ảnh hưởng không nhẹ tới não bộ thần kinh của trẻ.
Nguyên nhân chính gây ra sốt phát ban
Siêu vi Human Herpes 6 (HHV6) và siêu vi Human Herpes 7 (HHV7) chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt phát ban. Ngoài ra còn gây ra bệnh lở miệng và bệnh ở bộ phận sinh dục.
Triệu chứng của bệnh sốt phát ban
Virus thường ủ bệnh trong vòng 1 – 2 tuần tùy mức độ lây nhiễm. Sang đến tuần tiếp theo bắt đầu phát bệnh, tạo ra những dấu hiệu cơ bản sau:
Sốt cao
Khác với cảm cúm chỉ sốt nhẹ, nếu bị sốt phát ban bệnh nhân thường sốt rất cao, có khi lên đến 40 độ C, cơn sốt thường kéo dài 3 – 7 ngày liên tiếp. Mẹ cũng nên đưa bé đi khám ngay khi bé cứ sốt cao liên miên, thuốc hạ sốt cứ hết công dụng là lại sốt cao và kéo dài trong vòng hơn 1 tuần.
Trẻ có thể hơi cảm thấy đau nhức người, sổ mũi hoặc thậm chí có sưng hạch ở cổ.
Các nốt ban đỏ
Đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất của bệnh sốt phát ban. Các nốt hay các mảng đỏ nhỏ li ti hơi cộm lên thường xuất hiện ở ngực trước. Rồi đến lưng, bụng; sau đó mới phát lên cổ, tay, chân... Nhưng khác với bị dị ứng, trẻ chỉ cảm thấy hơi nóng chứ ít ngứa hơn.
Nốt ban đỏ thường cũng chỉ mẩn lên trong vòng 3 ngày. Nếu quá thời gian đó mà những nốt đỏ vẫn chưa lặn hết thì các mẹ cần ngay lập tức đưa bé đi khám để phòng tránh biến chứng nguy hiểm hơn xảy ra. Triệu chứng của sốt phát ban cũng không khác lắm với bệnh cảm cúm hay nhiễm trùng tai,...nên cách tốt nhất là nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để có cách điều trị đúng nhất.
Cách giảm ngứa khi bị sốt phát ban
Để điều trị mẩn đỏ gây ngứa hiệu quả cách tốt nhất người bệnh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ những ảnh hưởng của nó. Nếu tình trạng bệnh thường xuyên xuất hiện thì cần tới các cơ sở y tế để có hướng điều trị tốt nhất. Trong quá trình điều trị người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Chế độ sinh hoạt
- Khi mẩn đỏ xuất hiện bạn nên dùng một mảnh vải sạch, thấm ướt nước lạnh rồi đắp lên trên vết mẩn.
- Tuyệt đối không được chà xát, gãi lên những vết mẩn đỏ bởi việc đó có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Nếu cơ thể có tiền sử dị ứng với thực phẩm, thời tiết, mỹ phẩm,... cần lưu ý để có thể tránh những ảnh hưởng mà bệnh có thể mang lại.
- Tuyệt đối không dùng các loại mỹ phẩm, hóa chất bởi điều này có thể làm gia tăng những tổn thương trên da.
- Không được tắm quá nhiều trong thời gian bị sốt và sử dụng nước nóng bởi điều này có thể khiến da bạn bị khô mất nước và bị bong tróc từng mảng.
Chế độ dinh dưỡng
Chú ý bổ sung cho cơ thể đầy đủ các loại vitamin khoáng chất, đặc biệt là vitamin C – bởi đây sẽ là chất chống oxi hóa giúp cho các vết mẩn trên da biến mất nhanh chóng và còn có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nên kiêng những chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu ớt và thực phẩm tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa...
Điều trị mẩn đỏ gây ngứa bằng tây y
Để cắt cơn ngứa, xoa dịu những khó chịu mà những vết mẩn đỏ mang lại, người bệnh có thể tìm tới các loại thuốc kháng histamin theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên không được lạm dụng thuốc bởi nó có thể mang tới những tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Đông y hỗ trợ điều trị mẩn đỏ gây ngứa
Những bài thuốc từ y học cổ truyền thường sử dụng những thảo dược tự nhiên để điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, loại bỏ những tác nhân gây bệnh để giảm nhanh các triệu chứng đồng thời còn giúp thanh lọc, giải độc cho cơ thể mà không gây ra những tác dụng phụ.