Cách giảm đau khớp háng khi mang thai

Đau khớp háng khi mang thai tuy thường không gây nguy hiểm nhưng về lâu dài sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý và có thể khiến bà bầu không đi được do đau. Vậy đau khớp háng khi mang thai do nguyên nhân gì và cách điều trị như thế nào? Cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau.

Cách giảm đau khớp háng khi mang thai Cách giảm đau khớp háng khi mang thai

Nguyên nhân đau khớp háng khi mang thai

Nội tiết tố

Khi mang thai, hormone relaxin sẽ tăng lên. Nội tiết tố này làm giãn các cơ và dây chằng liên quan đến xương trên toàn cơ thể. Điều này có thể dẫn đến đau xương khớp toàn thân, trong đó có đau khớp háng.

Tăng cân

Khi mang thai, bạn sẽ tăng cân. Trọng lượng cơ thể lớn sẽ tạo áp lực lên xương khớp, đặc biệt là khớp háng do đây là một trong các khớp chịu trọng lực cơ thể. Do đó, khi bạn tăng cân quá nhiều thì khớp háng sẽ chịu một áp lực lớn nên sẽ gây đau.

vicare.vn-hay-canh-giac-neu-bi-dau-khop-hang-khi-mang-thai-body-1

Tư thế xấu

Tư thế của bạn có thể thay đổi khi mang thai. Điều này là do bạn tăng cân và phần bụng ngày càng tăng lên để chứa em bé. Không những vậy, nếu em bé của bạn nằm nghiêng về một bên thì cũng gây đau khớp háng cho bạn. Ngoài ra, trong lúc mang thai, nếu bạn mang vác các vật nặng mà không có tư thế thích hợp thì cũng có thể dẫn đến đau khớp háng. Việc bạn ngồi hoặc nằm một chỗ kéo dài cũng dễ gây khó chịu cho xương khớp, trong đó có khớp háng.

Loãng xương thoáng qua

Một số cơn đau khớp háng có thể được gây ra bởi việc khử khoáng xương vùng khớp háng của bạn. Tình trạng này thường bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba và có thể liên quan đến nồng độ canxi và magie trong cơ thể. Hiện tượng này được gọi là loãng xương thoáng qua trong thai kỳ. Hiện tượng loãng xương thoáng qua này thường được cải thiện ngay sau khi sinh, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, nếu bạn đau khớp háng do gãy xương hoặc do bệnh lý có sẵn thì bạn phải cần nhiều thời gian hơn để bình phục.

Tư thế ngủ

Ngủ một bên có thể góp phần vào đau khớp háng bằng cách tạo áp lực lên khớp của bạn. Tuy nhiên, đây có thể là tư thế ngủ thoải mái nhất của bạn khi mang thai. Do đó nếu không thể thay đổi tư thế khác, hãy cân nhắc việc ngủ với một chiếc gối giữa hai đầu gối để cho hai chân bạn thẳng hàng. Bạn có thể sử dụng những loại gối dành cho bà bầu, như gối Snoogle, để chống đau khớp háng và có giấc ngủ êm ái hơn.

Giảm đau khớp háng khi mang thai bằng cách nào?

Thực tế, đau khớp háng khi mang thai thường không phải là tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, cơn đau thường gây nhiều khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Nếu cơn đau khớp háng khi mang thai đặc biệt nghiêm trọng, bạn có thể cân nhắc đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để được đánh giá chính xác tình trạng của mình và có hướng điều trị thích hợp. Nếu cơn đau khớp háng không nặng lắm thì sau đây là một vài biện pháp mà bạn có thể tự thực hiện để cải thiện tình trạng đau của mình:

Tập Yoga

Tập Yoga để thư giãn cơ có thể giúp nới lỏng khớp háng và giúp bạn giảm đau. Yoga cũng có thể là bài tập tốt trong thai kỳ vì nó nhẹ nhàng và dễ thực hiện. Một số hình thức Yoga như Yoga nóng (là những bài tập được kết hợp với môi trường tập luyện ở nhiệt độ cao khoảng từ 35 độ C trở lên) không được khuyến khích trong thai kỳ. Nếu bạn chọn tham gia các lớp học Yoga, hãy cho người hướng dẫn của bạn biết rằng bạn đang mang thai nhằm đề xuất cho bạn những bài tập phù hợp.

vicare.vn-hay-canh-giac-neu-bi-dau-khop-hang-khi-mang-thai-body-2

Sử dụng thuốc giảm đau an toàn

Ngoài tập Yoga, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Bạn cần xin lời khuyên của bác sĩ về những loại thuốc có thể giảm đau an toàn trong thai kỳ để không ảnh hưởng đến bạn và đứa con trong bụng. Ví dụ: Acetaminophen (Paracetamol) là một loại thuốc được phân loại nhóm B theo hệ thống phân loại của Mỹ và thường được coi là an toàn trong thai kỳ.

Tắm nước ấm hoặc chườm ấm

Tắm nước ấm sẽ tạo cảm giác thoải mái, ấm áp giúp tăng lưu lượng máu đến khu vực khớp háng. Nó cũng làm giảm cứng khớp và co thắt cơ ở vùng khớp háng từ đó giúp giảm đau. Bạn còn có thể sử dụng một chiếc khăn sạch ngâm trong nước ấm, sau đó chườm lên vùng khớp háng trong khoảng 10 đến 15 phút một lần, mỗi ngày bạn nên thực hiện khoảng 2 đến 3 lần. Lưu ý, bạn nên sử dụng nước ấm vừa phải thì mới có tác dụng giảm đau tốt, không được sử dụng nước quá nóng. Nó phải đủ ấm để bạn không cảm thấy lạnh, nhưng không nóng đến mức nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên. Cân nhắc thêm một nửa chén muối Epsom (muối Magie sulfat) vào nước tắm để tạo cảm giác thư giãn cho cơ bắp góp phần tăng hiệu quả giảm đau.

Massage vùng khớp háng

Massage có thể giúp giảm đau khớp háng mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Massage trực tiếp vào khớp háng bằng cách xoa bóp với áp lực nhẹ nhàng trong một chuyển động tròn hoặc rung bằng nắm tay của bạn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phối hợp các loại tinh dầu xoa bóp được chứng nhận an toàn cho phụ nữ mang thai.

Phòng ngừa đau khớp háng khi mang thai bằng cách nào?

Bạn nên phòng ngừa đau khớp háng khi mang thai trước khi nó xảy ra bằng các cách sau đây:

  • Duy trì vận động trong thai kỳ. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe và bơi lội, có thể phòng được đau khớp háng.
vicare.vn-hay-canh-giac-neu-bi-dau-khop-hang-khi-mang-thai-body-3
  • Giữ cân nặng ổn định. Các chuyên gia khuyên bạn nên tăng trọng lượng cơ thể thêm từ 5 đến 18 kg trong khi mang thai. Trọng lượng tăng thêm còn tuỳ thuộc vào cân nặng trước mang thai của bạn. Thông thường, phụ nữ có thể trạng cân đối trước khi mang thai nên tăng từ 11 đến 16 kg trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu bạn tăng cân nhiều mà đau khớp háng thì cũng đừng bao giờ cố gắng giảm cân trừ khi được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo và theo dõi cụ thể.
  • Mang dép hoặc giày đế phẳng cả trong khi tập thể dục và các hoạt động hàng ngày. Tránh mang giày cao gót vì chúng có thể làm mất cân bằng cơ thể bạn, tạo áp lực lớn lên khớp háng.
  • Tránh một số tư thế có thể khởi phát cơn đau khớp háng như bắt chéo chân, đứng trong thời gian dài hoặc nâng vật nặng.
  • Bạn có thể sử dụng đai nâng đỡ phần bụng và cố định phần nào khớp háng nếu phải vận động hay làm việc nhiều.
  • Uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm giàu canxi và magie trong chế độ ăn như sữa bò, sữa đậu nành, sữa chua, trái cây tươi, rau có màu xanh sẫm, các loại hải sản...

Xem thêm:

  • Không cần lo lắng hiện tượng đau lưng khi mới mang thai
  • Cách làm giảm đau răng khi mang thai hiệu quả
  • Xử lý thông minh khi mang thai lần đầu bị đau bụng dưới