Cách dùng thuốc Acetylcysteine 200mg

Acetylcysteine là loại thuốc được dùng như một thuốc giải độc cho chứng ngộ độc paracetamol. Ngoài ra, thuốc Acetylcysteine cũng được dùng để điều trị tiết dịch đàm ở trong các tình trạng bệnh phổi khác nhau. Một số bệnh phổi sử dụng thuốc này để điều trị là khí phế thũng mãn tính, bệnh hen phế quản, viêm phế quản và viêm phổi.

Cách dùng thuốc Acetylcysteine 200mg Cách dùng thuốc Acetylcysteine 200mg

1. Dạng thuốc và hàm lượng thuốc Acetylcystein 200mg

Acetylcysteine dạng viên nén 200 mg hoặc dạng gói bột 100 mg, 200 mg. Thuốc thường hít qua miệng, nhỏ vào khí quản hoặc là dung dịch uống 10% (100 mg/ml) và 20% (200 mg/ml). Thuốc dạng tiêm: dung dịch 200 mg/ml.

vicare.vn-cach-dung-thuoc-acetylcysteine-200mg-body-1

2. Tác dụng của thuốc acetylcysteine là gì?

Acetylcysteine là loại thuốc thuộc nhóm long đàm. Thuốc hoạt động bằng cách làm loãng chất nhầy và làm cho chúng dễ dàng di chuyển qua phổi hơn.

Thuốc Acetylcysteine dùng để điều trị các bệnh nhầy nhớt; bệnh lý ở đường hô hấp có đờm nhầy quánh; giúp làm sạch thường quy trong mở khí quản; điều trị tại chỗ hội chứng khô mắt kết hợp với tiết chất nhầy bất thường; ngoài ra, thuốc còn giúp điều trị ngộ độc paracetamol

3. Bạn nên dùng thuốc acetylcysteine như thế nào?

Chỉ sử dụng thuốc acetylcysteine theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không sử dụng nhiều và thường xuyên hơn so với hướng dẫn của bác sĩ đã chỉ định. Bởi vì làm như vậy có thể làm tăng nguy cơ các tác dụng phụ. Nếu bạn đang sử dụng thuốc acetylcysteine ở nhà thì hãy chắc chắn rằng bạn hiểu chính xác cách sử dụng thuốc.

Sau khi sử dụng thuốc acetylcysteine, người bệnh nên cố gắng ho ra dịch nhầy. Nếu không ho được ra dịch nhầy, thì có thể cần hút chúng ra. Việc này giúp ngăn nhiều dịch nhờn hình thành trong phổi.

Liều lượng dùng:

Thuốc dạng uống: Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: mỗi lần 200 mg, chia 3 lần một ngày; trẻ em ở độ tuổi từ 2 – 6 tuổi: mỗi lần 200 mg, chia 2 lần một ngày; trẻ em dưới 2 tuổi: mỗi lần 100 mg, chia 2 lần một ngày.

Dạng khí dung: Loại 3 – 5 ml dung dịch 20% hoặc loại 6 – 10 ml dung dịch 10%,sử dụng 3 – 4 lần một ngày. Người bệnh nhỏ trực tiếp vào khí quản 1 – 2 ml dung dịch 10% hoặc 20%, mỗi giờ nhỏ một lần. Người bệnh có thể phải hút đờm loãng bằng máy.

Đối với điều trị khô mắt có tiết chất nhày bất thường: người bệnh có thể dùng tại chỗ dung dịch 5% với hypromellose, mỗi lần nhỏ 1 – 2 giọt, chia 3 – 4 lần một ngày.

vicare.vn-cach-dung-thuoc-acetylcysteine-200mg-body-2

4. Chỉ định Acetylcysteine

Chống chỉ định thuốc Acetylcysteine với các trường hợp quá mẫn với thuốc; tiền sử hen phế quản. Ngoài ra, người bệnh nên thận trọng khi sử dụng thuốc Acetylcysteine nếu có tiền sử loét dạ dày; cần giám sát chặt chẽ khi dùng thuốc nếu có tiền sử dị ứng vì nguy cơ phát hen hoặc nếu có nhiều đờm loãng đọng ở phế quản và phải hút ra nếu người bệnh giảm khả năng ho. Không dùng đồng thời với các thuốc chống ho hoặc thuốc làm giảm bài tiết dịch phế quản.

Tác dụng không mong muốn của thuốc Acetylcysteine:

Khi sử dụng thuốc sẽ có kèm theo các tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhức đầu kèm theo ù tai; viêm miệng, chảy nước mũi nhiều; có phản ứng dị ứng (xuất hiện các nốt phát ban, mày đay). Ngoài ra, người bệnh có thể có phản ứng hiếm gặp như co thắt phế quản kèm phản ứng phản vệ toàn thân.

Sử dụng quá liều và xử trí:

Nếu người bệnh sử dụng quá liều thường xảy ra khi tiêm truyền liều cao quá nhanh thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Tương tự như sốc phản vệ, nhưng nặng hơn, đặc biệt là làm hạ huyết áp. Ngoài ra còn các triệu chứng khác như: suy hô hấp, làm tan máu, làm đông máu rải rác nội mạch, gây suy gan, có thể gây ra tử vong.

5. Bạn nên bảo quản thuốc acetylcysteine như thế nào?

Nên bảo quản thuốc acetylcysteine ở nhiệt độ phòng, để nơi tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp. Không bảo quản thuốc trong phòng tắm. Không bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ, nên giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.

Xem thêm:

  • Thuốc kháng sinh augmentin cho trẻ em: Mẹ đã biết cách dùng chưa?
  • Sertraline là thuốc gì và có tác dụng điều trị bệnh gì?