Cách điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả

Viêm loét dạ dày là một căn bệnh mà rất nhiều người đang gặp phải, đặc biệt là những người trẻ bận rộn. Chính vì vậy, điều trị viêm loét dạ dày không đơn giản là dùng thuốc mà còn cần kết hợp những yếu tố khác.

Cách điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả Cách điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả

Viêm loét dạ dày là một căn bệnh mà rất nhiều người đang gặp phải, đặc biệt là những người trẻ bận rộn. Căn bệnh về đường tiêu hóa này được mệnh danh là “căn bệnh tâm thần” vì một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là tình trạng căng thẳng, áp lực tâm lý từ cuộc sống và công việc. Chính vì vậy, điều trị viêm loét dạ dày không đơn giản là dùng thuốc mà còn cần kết hợp những yếu tố khác.

1. Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc phù nề, xung huyết. Tình trạng loét xảy ra khi tổn thương niêm mạc sâu, có thể dẫn đến thủng dạ dày hoặc chảy máu tiêu hóa.

Thực chất, dạ dày được bao bọc bởi lớp niêm mạc dạ dày bên trong, kế đến là lớp dưới niêm mạc và ngoài cùng là cơ dạ dày. Bên trong dạ dày sẽ có axit hydrochloric và enzyme tiêu hóa protein làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn.

Để tránh tình trạng bị tổn thương niêm mạc do axit, luôn có một lớp chất nhầy giữa niêm mạc và axit trong dạ dày. Chất nhầy còn giúp sửa chữa niêm mạc dạ dày nhưng khi có sự tăng axit dạ dày bất thường có thể khiến các niêm mạc dạ dày bị tổn thương trầm trọng, từ viêm sung huyết chuyển sang loét mà chất nhầy không thể đáp ứng kịp thời được.

HoiBenh.vn-viem-loet-da-day-body-2
Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày

2. Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày

Theo nhiều nghiên cứu, khi chúng ta gặp phải tình trạng áp lực, căng thẳng kéo dài, lượng axit trong các vùng tiêu hóa càng gia tăng. Trong khi đó, thức ăn đưa vào cơ thể và đến dạ dày sẽ rửa trôi axit trong dạ dày. Lượng axit mới thay thế sẽ tiếp tục làm lan rộng vết loét dạ dày, gia tăng cảm giác đau đớn, nóng rát.

Cũng có trường hợp do thuốc NSAIDS - các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid và chế độ ăn uống nhiều bia rượu gây viêm loét dạ dày.

Một nguyên nhân khác là do vi khuẩn Helicobacter Pylori, hay còn gọi là HP. Vi khuẩn HP còn xuất hiện ở cả các thành viên trong gia đình có người bị viêm loét dạ dày. Loại vi khuẩn này gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nhưng sẽ không tự gây ra đau đớn hay các biến chứng trong viêm loét dạ dày nếu không có các điều kiện phụ trợ ví dụ như tâm lý căng thẳng và ăn phải thực phẩm bẩn.

Nếu không điều trị viêm loét dạ dày kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa mà còn liên quan đến gan và thận. Bệnh cũng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư, thủng dạ dày...

3. Xét nghiệm chẩn đoán viêm loét dạ dày

Nếu như bạn đang có các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày như sau, bạn cần nhanh chóng đến các bệnh viện uy tín để gặp bác sĩ tư vấn và điều trị.

  • Đau nóng bụng
  • Buồn nôn, ho, có thể nôn ra máu
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Suy nhược, mệt mỏi, khó ngủ do những cơn đau gây ra
  • Phân sẫm màu, có thể có máu khi đi vệ sinh

Căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân làm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm phân
  • Xét nghiệm máu
  • Nội soi EGD
  • Thụt Bari chụp X-Quang

Quá trình nội soi và thụt Bari chụp X-quang có thể gây ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên đây là những bước cần thiết để xác định tác nhân gây bệnh và tình trạng của bệnh nhân nhất có thể. Sau khi có kết quả xét nghiệm chính xác, bệnh nhân sẽ có thể bắt đầu điều trị viêm loét dạ dày theo chỉ định của bác sĩ.

HoiBenh.vn-viem-loet-da-day-body-3
Xét nghiệm chẩn đoán viêm loét dạ dày

4. Điều trị viêm loét dạ dày

Để điều trị viêm loét dạ dày, bệnh nhân cần phải dùng thuốc đặc trị và điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt của mình.Thuốc điều trị viêm loét dạ dày. Các loại thuốc cần có sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ. Nếu bệnh viêm loét dạ dày nhẹ, vết loét sẽ có thể nhanh chóng lành nhờ được chữa trị kịp thời. Với trường hợp điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn.

  • Nếu là loét dạ dày do khuẩn HP, dùng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc điều tiết axit dịch vị.
  • Dùng kèm theo thuốc tăng tiết dịch nhầy và thuốc bao bọc niêm mạc
  • Với các trường hợp nguyên nhân bệnh khác, đặc biệt là loét dạ dày vì thuốc sẽ có chỉ định chuyên biệt khác từ bác sĩ

Thói quen sinh hoạt - ăn uống: Tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và tinh thần sảng khoái, phấn chấn là nhân tố quan trọng để giúp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả hơn. Thời gian điều trị viêm loét dạ dày của mỗi bệnh nhân có thể khác nhau tùy theo bệnh trạng. Bệnh được phát hiện kịp thời và điều trị bởi các bác sĩ có chuyên môn cao sẽ ngăn chặn được nguy cơ biến chứng như thủng dạ dày, chảy máu dạ dày hay ung thư dạ dày.

  • Chọn thức ăn mềm, ít gia vị
  • Kiêng cà phê, thuốc lá và rượu bia
  • Ngưng dùng thuốc giảm đau NSAIDS
  • Giải tỏa tâm trạng căng thẳng, lo lắng hay áp lực do công việc
  • Ăn uống đúng bữa; Không bỏ bữa
  • Không nên ăn nhiều trái cây chua, thực phẩm lên men (dưa chua...) vì dễ làm tổn hại đến dạ dày
HoiBenh.vn-viem-loet-da-day-body-4
Tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh

Rất nhiều trường hợp dù phát hiện triệu chứng xuất hiện trong thời gian dài nhưng bệnh nhân vẫn chủ quan, cho rằng triệu chứng sẽ tự khỏi trong một vài ngày. Hậu quả là khi bệnh chuyển nặng, một số trường hợp bệnh nhân ho ra máu, kiệt sức... được chẩn đoán ung thư hoặc tổn thương dạ dày, tá tràng... nghiêm trọng khó phục hồi. Chính vì vậy mà hãy ý thức hơn với những triệu chứng tưởng chừng như vô hại của bệnh viêm loét dạ dày và cách điều trị viêm loét dạ dày để không phải nhận những hậu quả đáng tiếc và biến chứng nặng nề.

Xem thêm:

  • Những thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm loét dạ dày
  • Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
  • Người bị bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?