Cách điều trị viêm da cơ địa cho từng nhóm đối tượng dễ mắc
Viêm da cơ địa không chỉ khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy mà còn mất thẩm mỹ, giảm chất lượng cuộc sống. Vậy có những cách nào để điều trị viêm da cơ địa nhằm chấm dứt nỗi ám ảnh dai dẳng này?
Cách điều trị viêm da cơ địa cho từng nhóm đối tượng dễ mắc
Viêm da cơ địa không chỉ khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy mà còn mất thẩm mỹ, giảm chất lượng cuộc sống. Đây là bệnh ngoài da phổ biến có tính di truyền hoặc người bệnh có cơ địa dị ứng dị nguyên từ môi trường như: Bụi, lông chó mèo, mỹ phẩm, phấn hoa,... Vậy điều trị viêm da cơ địa như thế nào để chấm dứt nỗi ám ảnh dai dẳng này? Và điều trị viêm da cơ địa cho từng đối tượng như bà bầu, trẻ nhỏ lại cần hết sức thận trọng ra sao?
Định nghĩa, nguyên nhân và triệu chứng viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa còn được gọi là chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier hoặc Lichen đơn mạn tính. Do có tính đa dạng trong chẩn đoán lâm sàng và bệnh nhân dùng nhiều chế phẩm khác nhau mà bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm.
Bệnh viêm da cơ địa biểu hiện nhiều dạng cấp tính, bán cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh rất hay tái phát và đa số thường bắt đầu từ khi còn nhỏ tuổi. Triệu chứng rõ rệt là ngứa, tổn thương da. Vì ngứa khiến bệnh nhân gãi nhiều nên da bị dày, lichen hóa khiến người bệnh càng ngứa, gãi nên bệnh lý lẩn quẩn, nặng hơn hoặc có nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
- Di truyền: Có bằng chứng cho thấy viêm da cơ địa có tính di truyền. Sự đột biến gen trong sản sinh filaggrin tăng mạnh nên có nguy cơ phát triển viêm da cơ địa. Filaggrin là 1 protein có vai trò duy trì nước trong các tầng da, nếu cá nhân nào có đột biến thì khiến da sẽ bị khô.
- Dị ứng: Một số trường hợp có phơi nhiễm với chó, khi lớn lên có ít nguy cơ mắc viêm da cơ địa. Dị ứng thức ăn không gây viêm da cơ địa nhưng một số thức ăn có thể gây nhạy cảm, và dễ bị nhầm lẫn với nguyên nhân eczema vì có liên quan đến chế độ ăn. Các bác sĩ đã làm xét nghiệm bằng cách chấm mẫu thức ăn đặt thủ lên da và lẩy da nhỏ trên lớp biểu bì. Kết quả cho thấy có một vết lằn xuất hiện phản ánh kết quả phản ứng dương tính.
- Dung nạp với histamine: Bị ảnh hưởng với viêm da cơ địa còn do bị liên đới bởi nguồn histamin từ ngoài cơ thể. Histamin là nguyên nhân gây ngứa và khó chịu. Các bằng chứng cho thấy khi chế độ ăn không có histamin đã cải thiện đáng kể các triệu chứng viêm da cơ địa. Chế độ ăn không có histamin như: Phô mai, xúc xích, alcohol, các thực phẩm lên men.
Điều trị viêm da cơ địa đối với bà bầu
Bà bầu bị viêm da cơ địa là hiện tượng bình thường và có triệu chứng như kể trên song có đặc điểm là thường tự hết sau sinh. Số ít trường hợp chuyển viêm da cơ địa sang mề đay. Ngoài các nguyên nhân chung, đối với bà bầu phải chịu trọng lượng của thai nhi và có tâm lý căng thẳng trong thời gian mang thai nên không dùng được bất cứ loại thuốc nào, bệnh vì thế mà dễ tái phát.
Do đó, điều trị viêm da cơ địa cho bà bầu phải rất thận trọng khi dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, chống loét,... bởi thuốc đi qua nhau thai vào thai nhi sẽ làm thay đổi quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, chỉ khi bác sĩ chỉ định, bà bầu chỉ có thể sử dụng 1 số thuốc làm giảm triệu chứng viêm da cơ địa.
Hoặc bà bầu có thể sử dụng trầu không để điều trị viêm da cơ địa, rất an toàn và hiệu quả.
Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em
Khi trẻ bị viêm da cơ địa, phụ huynh cần tắm nước ấm trong khoảng 5-10 phút và sử dụng quần áo đúng cách cho trẻ. Nếu bạn dùng các hóa mỹ phẩm thì nên hỏi ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chọn bột giặt dành cho da nhạy cảm, mặc quần áo rộng rãi cho trẻ, cắt móng tay để giảm nguy cơ trầy xước. Và giữ nhiệt độ, độ ẩm phòng ở mức thích hợp.
Hiện trẻ có thể được chỉ định sử dụng thuốc glucocorticoid, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng histamin, điều trị bằng ánh sáng,... nhưng các loại thuốc này chỉ dùng ngắn hạn và tạm thời giảm các triệu chứng bệnh.
Điều trị viêm da cơ địa đối với trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh, bệnh viêm da cơ địa còn được gọi là bệnh “cứt trâu”. Da đầu của bé chính là nơi cư ngụ của cứt trâu dưới dạng những đám sần có dịch vàng, hơi ẩm, bên trong có nhiều vảy, khô màu nâu xám.
Bệnh cũng có thể mất khi bé lớn lên nhưng nếu làm bé khó chịu, bé ngứa ngáy sẽ gãi nhiều lần làm trầy xước da có thể bị viêm nhiễm.
Do đó, các mẹ có thể vệ sinh hằng ngày cơ thể cho bé bằng nước ấm với sữa tắm dịu nhẹ được thiết kế chuyên biệt cho trẻ sơ sinh. Hoặc mẹ có thể bôi dầu dừa, dầu oliu rất lành tính lên vùng da bệnh cho bé nhằm có tác dụng dưỡng ẩm, kháng khuẩn rất thích hợp với làn da trẻ sơ sinh.
Điều trị viêm da cơ địa với lá trầu không
Lá trầu không có công dụng rất tốt và đặc biệt an toàn trong điều trị viêm da cơ địa cho bà bầu và trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Lá trầu theo Đông y có vị cay nồng, tính ẩm, mùi thơm hắc. Lá trầu có tác dụng sát trùng, trừ phong, tiêu viêm, kháng khuẩn nên được sử dụng điều trị cảm cúm, nhức đầu, làm sạch vết thương, viêm họng sát khuẩn da,...
Đối với điều trị viêm da cơ địa, bà bầu và các phụ huynh có thể sử dụng cho bản thân và trẻ nhỏ theo kinh nghiệm dân gian bằng các cách sau :
- Cách 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh, rửa sạch lá trầu không, vò nát và chà nhẹ lên vùng da bị bệnh. Hoặc bạn lấy lá trầu không vò nát hãm vào cốc nước sôi để tinh dầu tan trong nước, dùng nước để rửa vùng da bệnh. Kiên trì thực hiện sẽ thấy hiệu quả mà rất an toàn.
- Cách 2 : Rửa sạch lá trầu không, cho thêm ít muối vào nồi đun sôi kỹ. Sau đó lấy nước pha với nước ấm để tắm, riêng phần bã thì chà xát nhẹ nhàng lên da.
Đối với bà bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sử dụng lá trầu không có nhiều ưu điểm như:
- Tìm kiếm lá trầu không rất dễ vì sẵn có, dễ sử dụng và tiết kiệm tiền bạc lại hiệu quả.
- Thành phần là những nguyên liệu tự nhiên nên hoàn toàn an toàn, không có tác dụng phụ.
Bị viêm da cơ địa cần lưu ý gì để phòng tái phát?
Kết hợp điều trị viêm da cơ địa là biện pháp phòng bệnh tái phát rất quan trọng. Sau đây là lưu ý chung đối với tất cả người bệnh viêm da cơ địa :
- Nên sử dụng quần áo mềm mịn, không gây kích ứng da, đối với trẻ em không nên dùng bỉm nhiều.
- Loại bỏ 1 số thực phẩm chứa nhiều histamin khiến bệnh nặng hơn như: Phô mai, cá, dâu tây, dâu tằm, tôm, cua, cá, lạc...
- Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất
- Tăng cường vận động thể thao nhưng mang theo khăn để ngăn mồ hôi
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, các dị nguyên gây dị ứng khác
Xem thêm:
- Trẻ bị viêm da cơ địa mẹ nên làm gì?
- Bệnh viêm da cơ địa có tự khỏi không?