Cách điều trị và phòng ngừa viêm VA?

Bệnh viêm VA là một trong những bệnh trẻ em thường gặp vào mùa đông. Viêm VA do bị viêm nhiễm khi nó bị tái phát nhiều lần và trở thành ổ vi khuẩn rồi từ đó phát sinh ra các đợt viêm nhiễm nặng hơn và có thể gây biến chứng cho trẻ. Vậy cách điều trị và phòng ngừa viêm VA ở trẻ như thế nào?

Cách điều trị và phòng ngừa viêm VA? Cách điều trị và phòng ngừa viêm VA?

Bệnh viêm VA là một trong những bệnh trẻ em thường gặp vào mùa đông. Viêm VA do bị viêm nhiễm khi nó bị tái phát nhiều lần và trở thành ổ vi khuẩn rồi từ đó phát sinh ra các đợt viêm nhiễm nặng hơn và có thể gây biến chứng cho trẻ. Vậy cách điều trị và phòng ngừa viêm VA ở trẻ như thế nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây.

VA là gì?

VA là một từ viết tắt hiện nay hay quen được sử dụng ở nước ta, nó có nguồn gốc từ 2 từ tiếng Pháp là “Végétations Adénoides”. Khối VA có từ khi trẻ mới lọt lòng, khi chưa bị viêm thì chúng có kích thước nhỏ, rất mỏng, xếp theo hình lá nên dễ tiếp xúc với bên ngoài và với kích thước này đường thở của trẻ hoàn toàn được đảm bảo bình thường.

Ở trẻ em hệ thống tế bào lympho quanh vùng họng mũi rất phát triển, tạo nên một vòng bảo vệ đường hô hấp khép kín gọi là vòng Waldeyer gồm các khối hạnh nhân gọi là amidan, khối lượng to nhất là amidan khẩu cái ta quen goi là Amidan, amidan đáy lưỡi, amidan ở loa vòi tai và cuối cùnglà khối tổ chức amidan ở trần vòm mũi họng hay còn được gọi là khối VA.

VA phát triển nhanh theo lứa tuổi, tăng nhanh về khối lượng kể từ khi trẻ 2 tuổi, bắt đầu teo dần khi trẻ hơn 7 tuổi và biến mất gần như hoàn toàn khi trẻ vào độ tuổi dậy thì. VA còn sót lại ở người trưởng thành có tỷ lệ rất thấp.

Từ lúc mới sinh cho đến 6 tháng tuổi, trẻ sử dụng kháng thể của mẹ truyền qua nhau thai. Khi qua giai đoạn này, trẻ sẽ không còn được sự bảo vệ từ kháng thể của người mẹ cho như trước nữa. Vì vậy, trong quá trình thở, động tác hít vào thì không khí sẽ vào mũi, đi qua VA rồi vào khí quản và phổi, nên VA là nơi tiếp xúc với vi khuẩn nhiều nhất để tạo ra kháng thể tốt cho cơ thể. Đây là nhiệm vụ miễn dịch của VA để bảo vệ cơ thể cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Từ 12 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể bị viêm VA.

vicare.vn-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-viem-va-body-1

Nguyên nhân gây viêm VA ở trẻ

- Do bị nhiễm lạnh hoặc thói quen thường ăn đồ lạnh.

- Các vi khuẩn, virus có sẵn ở mũi họng, khi có cơ hội chúng trở thành tác nhân gây bệnh hoặc do sự bội nhiễm của vi khuẩn.

- Cấu trúc của VA có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển. Hơn nữa VA nằm ở vòm mũi họng, là cửa ngõ ở đường thở nên vi khuẩn, virus dễ xâm nhập...

- Cũng có thể trẻ bị viêm VA sau khi mắc một số bệnh nhiễm khuản hô hấp như: cúm, sởi, ho gà...

- Ô nhiễm môi trường sống (khói bụi, thuốc lá...) cũng là tác nhân khởi phát bệnh.

- Trẻ bị giang mai bẩm sinh cũng là một yếu tố thuận lợi cho sự quá phát của viêm VA

- Ở một số trẻ, do tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh, nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm VA

- Ngoài ra VA còn có rất nhiều nguy cơ khác liên quan đến yếu tố về nội tạng như cơ địa, thể trạng.

Triệu chứng viêm VA ở trẻ

- Sốt từ 38 – 39 độ C, cũng có thể sốt cao hơn.

- Trẻ bị chảy mũi, lúc đầu chảy mũi nước trong, loãng và sẽ chuyển biến chảy mũi nhầy, có mủ khi bệnh nặng hơn.

- Trẻ cũng bị ngạt mũi, dấu hiệu này thấy rõ hơn khi trẻ ngủ, ở những trẻ còn bú mẹ.

- Ho dai dẳng lâu ngày, và nếu có biến chứng của viêm phế quản thì ho sẽ trở nên trầm trọng hơn.

- Trẻ hay mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc và hơi thở hôi.

Bệnh viêm VA nặng sẽ dễ chuyển sang thành bệnh viêm phế quản và viêm tai giữa khi trẻ ho nhiều dữ dội, thở khò khè và mạnh hơn sau vài ngày sốt. Như vậy, các mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để kịp thời điều trị cho bé sớm nhất.

Cách điều trị viêm VA ở trẻ

- Thuốc hạ sốt: Khi trẻ sốt trên 38,5 độ, thuốc thường dùng nhất là các chế phẩm chứa paracetamol nhằm hạ sốt kịp thời cho trẻ tránh biến chứng nguy hiểm đối với cơ thể trẻ.

- Các thuốc làm loãng đờm giảm ho như mucomyst, rhinathiol, xi-rô Ma Hạnh...

- Các thuốc nhỏ mũi, thường dùng hai loại: Nước muối sinh lý hoặc muối biển, có tác dụng làm sạch mũi và argyrols 1% hoặc 2% có tác dụng sát khuẩn, làm khô.

- Việc làm sạch mũi thường xuyên là rất quan trọng, ở trẻ lớn có thể làm sạch bằng cách thức đơn giản mà rất hiệu quả đó là xì mũi. Đối với trẻ nhỏ, chưa biết xì mũi, có thể phải dùng một quả bóng hút mũi mà hút cho trẻ, để có thể đẩy hết các chất nhầy ra ngoài và cho trẻ dễ thở hơn.

- Việc dùng kháng sinh trong đa số các trường hợp là không cần thiết, loại thuốc này chỉ được chỉ định trong những trường hợp trẻ bị VA nặng, có biến chứng hoặc đe dọa biến chứng và phải do thầy thuốc chỉ định, cha mẹ không nên tự mua kháng sinh cho con dùng.

- Đối với các trường hợp đã có biến chứng như viêm phế quản, viêm tai giữa... nhất thiết phải đưa trẻ đến các thầy thuốc chuyên khoa có kinh nghiệm.

vicare.vn-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-viem-va-body-2

Cách phòng bệnh viêm VA ở trẻ

- Giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày, nên thường xuyên nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý có tác dụng vệ sinh mũi họng tốt.

- Mùa đông cần cho trẻ mặc đủ ấm, đặc biệt cần giữ ấm cổ, giữ ấm bàn chân, không để trẻ đi chân trần, tránh nhiễm lạnh trong mùa đông.

- Cải thiện môi trường sống của trẻ, nhà ở thoáng đãng khô ráo về mùa hè, kín gió về mùa đông.

- Điều trị sớm và đúng cách mỗi khi trẻ bị viêm mũi họng cấp hay viêm VA cấp.

Qua những thông tin HoiBenh cung cấp trên đây, các mẹ cần quan tâm và chăm sóc trẻ hàng ngày bằng cách vệ sinh răng miệng, giữ ấm cho trẻ vào mùa đông để tránh những bệnh liên quan đến tai mũi họng, tránh những trường hợp gây bệnh nguy hiểm cho bé làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của bé.