Cách điều trị và phòng ngừa đau đầu migraine

Đau đầu migraine (đau đầu vận mạch) dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng với những cơn đau nửa đầu này làm cho người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của nhiều người bệnh.

Cách điều trị và phòng ngừa đau đầu migraine Cách điều trị và phòng ngừa đau đầu migraine

Đau đầu migraine là căn bệnh rất thường gặp. Theo các khảo sát trong cộng đồng trên thế giới cho thấy tỷ lệ bệnh chiếm khoảng 15% ở phụ nữ và 5% ở nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh này chiếm 12% dân số. Bệnh thường bắt đầu ở tuổi thanh thiếu niên và hiếm khi bắt đầu sau 60 tuổi, độ tuổi thường gặp nhất là từ 20 đến 50 tuổi.

Đến nay, bệnh migraine vẫn chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho thấy sự giãn nở các mạch máu não và phóng thích các chất hóa học như serotonin, gây rối loạn chức năng não gây ra triệu chứng đau đầu.

Đau đầu migraine là gì? Triệu chứng của nó?

Đau đầu migraine (Đau đầu vận mạch) là chứng bệnh đau đầu do căn nguyên mạch máu gây ra, bởi sự co giãn bất thường mạch máu não ở những bệnh nhân bị rối loạn nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin, chất này bị phóng thích rồi phân hủy đột ngột khiến mạch máu não co giãn mạnh và gây đau dữ dội.

Đau đầu migraine thường xuất hiện những cơn đau dữ dội, kéo dài ở vùng thái dương và vùng trước trán, có thể gây nôn hoặc buồn nôn, chóng mặt. Khi cơn đau xuất hiện, người bệnh luôn có cảm giác trong đầu như có sợi dây giật giật theo nhịp mạch đập. Cơn đau này có thể xuất hiện một bên hoặc hai bên đầu hoặc luân chuyển lúc bên này lúc bên kia. Cơn đau thay đổi cường độ từ nhẹ đau thoáng qua đến đau dữ dội và kéo dài từ nhiều giờ đến vài ba ngày.

Đau đầu migraine có thể xảy ra đột ngột hoặc có các triệu chứng báo trước như: hoa mắt, mờ mắt, chóng mặt, ù tai, nhìn một hình thành hai hình, nói khó, tê buốt da đầu. Cơn đau sẽ nặng lên khi người bệnh di chuyển, chạy nhảy, ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế đầu.

Một số yếu tố có thể gây ra bệnh migraine

Bệnh đau đầu migraine là bệnh tự phát, nhưng ở một số người do một số yếu tố có thể gây khởi phát gây ra cơn đau đầu migraine.

Các yếu tố gây ra chứng đau đầu migraine đó có thể là căng thẳng tinh thần, bị mất ngủ, nữ giới bị thay đổi nội tiết tố sinh dục nữ trong máu (thông thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc dùng thuốc ngừa thai), thay đổi thời tiết, ánh sáng chói, tiếng ồn, chấn thương đầu, khói thuốc lá...

vicare.vn-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-dau-dau-migraine-body-1

Điều trị bệnh đau đầu migraine

Bệnh đau đầu migraine dễ chẩn đoán, chủ yếu dựa vào đặc điểm cơn đau đầu, triệu chứng lâm sàng. Thế nhưng, trên thực tế bệnh migraine thường bị chẩn đoán nhầm là đau đầu căng thẳng, thiếu máu não, rối loạn tiền đình... do đó việc điều trị bệnh ít hiệu quả và dễ làm bệnh migraine chuyển dạng nặng hơn, khó điều trị.

Nếu chứng đau đầu migraine được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ có kết quả tốt. Điều trị các cơn đau đầu cấp, thời gian điều trị phòng ngừa có thể kéo dài hơn 3 tháng, ngoài việc sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ thì người bệnh có thể có vài biện pháp giúp giảm cơn đau đầu như: nằm nghỉ trong phòng tối, khi xuất hiện triệu chứng đau đắp khăn lạnh bên nửa đầu bị đau; tránh khói thuốc lá và những mùi hôi nồng nặc; thư giãn bằng phương pháp thiền hay yoga. Ngoại trừ một số thuốc giảm đau thông thường như: paracetamol, người bệnh có thể tự mua uống để giảm tạm thời cơn đau đầu; các thuốc đặc trị bệnh migraine cần được bác sĩ kê toa.

vicare.vn-cach-dieu-tri-va-phong-ngua-dau-dau-migraine-body-2

Ngoài ra, trong thời gian điều trị bệnh nhân cần tái khám, theo dõi trong thời gian dùng thuốc nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc do dùng thuốc không đúng cách, làm bệnh chuyển sang dạng nặng và khó trị. Đau đầu migraine là bệnh chưa rõ căn nguyên, rất thường gặp, dễ chẩn đoán, dễ tái phát nên cần được theo dõi và điều trị lâu dài. Người bệnh nên hợp tác tốt với bác sĩ điều trị bằng cách dùng đúng thuốc theo toa, dùng đủ liều bác sĩ chỉ định, tái khám đúng hẹn và kiên trì cho đủ thời gian điều trị.

Cách phòng tránh bệnh migraine

Để phòng tránh được những cơn đau đầu migraine cần tuân thủ những biện pháp phòng tránh dưới đây:

Cần ngủ đủ giấc: Việc ngủ đủ giấc (trung bình khoảng 7 giờ mỗi ngày) sẽ giúp cơ thể hồi phục sức khỏe sau một ngày làm việc mệt mỏi. Trên thực tế, nhiều người vì áp lực công việc nên không còn đủ thời gian nghỉ ngơi, tình trạng này kéo dài đã ảnh hưởng rất nhiều và bất lợi cho sức khỏe của họ. Do đó, với những bệnh nhân mắc chứng đau đầu migraine nếu không được điều tiết một cách hợp lý, không chỉ mắc phải chứng đau nửa đầu, chóng mặt mà còn nhiều bệnh nguy hiểm khác, nhất là trong tình trạng thần kinh luôn căng thẳng.

Tránh căng thẳng: Việc giải tỏa stress sẽ luôn làm tinh thần phấn chấn, hạn chế bệnh đau đầu migraine do căng thẳng tinh thần gây ra.

Thay đổi lối sống, thói quen có hại: Đối với những người mắc bệnh migraine không nên uống rượu, bia và hút thuốc lá, không lạm dụng bột ngọt... không nên ở nơi quá lạnh, nơi ồn ào, ngột ngạt....

Xem thêm:

  • 7 triệu chứng đau đầu cần gặp ngay bác sĩ
  • Làm thế nào để giảm chứng bệnh đau đầu