Cách điều trị những vấn đề về núm vú các mẹ bỉm sữa phải biết

Các bà mẹ có con nhỏ được bộ y tế khuyến khích nên nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ đảm bảo dưỡng chất đầy đủ cho bé phát triển. Tuy nhiên, giai đoạn sau khi sinh con núm vú của mẹ thường gặp một số vấn đề khiến các mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vì thế, bài viết này HoiBenh sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin cần thiết về cách chữa những vấn đề về núm vú giúp các mẹ có thể tìm ra cách chữa trị thông minh hơn.

Cách điều trị những vấn đề về núm vú các mẹ bỉm sữa phải biết Cách điều trị những vấn đề về núm vú các mẹ bỉm sữa phải biết

Các bà mẹ có con nhỏ được bộ y tế khuyến khích nên nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ đảm bảo dưỡng chất đầy đủ cho bé phát triển. Tuy nhiên, giai đoạn sau khi sinh con núm vú của mẹ thường gặp một số vấn đề khiến các mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vì thế, bài viết này HoiBenh sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin cần thiết về cách điều trị những vấn đề về núm vú giúp các mẹ có thể tìm ra cách điều trị thông minh hơn.

1. Núm vú của mẹ bị nứt

Nguyên nhân: Theo các bác sĩ có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc núm vú của mẹ bị nứt như bị nấm, da khô và do hút sữa không đúng cách.

Thời điểm dễ mắc phải: Trên thực tế, trong tuần đầu tiên cho bé bú thì núm vú của mẹ có thể bị nứt và chảy máu do bé chưa bám ti tốt.

Cách điều trị: Mẹ cần kiểm tra tư thế bú của bé, cần đảm bảo cho bé bú ở tư thế mà mẹ có thể nhìn thấy núm vú của mình hoặc phần quầng vú phía dưới miệng của bé. Bên cạnh đó, mẹ hãy cố gắng cho bé bú thường xuyên trong thời gian ngắn vì khi bé ít đói, lực bú của bé sẽ nhẹ nhàng hơn nên tình trạng núm vú bị đứt sẽ khó xảy ra hơn.

Lưu ý cho mẹ: Mẹ đừng cố gắng điều trị núm vú của mình bằng bất cứ loại hóa chất nào khác như xà phòng, nước rửa, nước hoa... mà chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ bởi nó sẽ ảnh hưởng đến dòng sữa của mẹ. Đồng thời, mẹ chỉ nên rửa núm vú bằng nước sạch hoặc bôi sữa non rồi để khô tự nhiên. Ngoài ra, bác sĩ khuyên mẹ có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen 30 phút trước khi cho bú. Mẹ còn có thể hút sữa ra cho bé bú hoặc dùng miếng dán bảo vệ đầu ngực để tránh tình trạng bé nhay vú và gây nứt da.
vicare.vn-cach-chua-nhung-van-de-ve-num-vu-cac-me-bim-sua-phai-biet-body-1

2. Ngực mẹ to và căng do quá nhiều sữa

Thực ra, việc bộ ngực của mẹ thấy bị căng tức và nặng nề trong vài tuần đầu tiên là điều hết sức bình thường, tuy nhiên nếu mẹ thấy ngực mình khó chịu hơn sau thời gian đó, đặc biệt, nếu mẹ cảm thấy ngực trở nên đau cứng và không thoải mái thì rất có thể mẹ đang bị ứ sữa. Khi mẹ bị căng sữa sẽ khiến cho ngực cứng và gây khó khăn cho việc bám ti của em bé.

Cách điều trị: Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho con bú thường xuyên từ 8 đến 12 lần một ngày với cả hai ngực. Mẹ nên nhớ đừng bỏ lần bú nào của con và tiếp tục cho bé bú cả đêm lẫn ngày. Khi cho bé bú, hãy chắc chắn bé được nằm ở vị trí chính xác và đang được núm vú đúng cách, vì điều này giúp ngực mẹ tiết hết ra sữa. Ngoài ra, trước khi cho bé bú, mẹ hãy dùng một chút nước làm mềm núm vú. Đồng thời, mẹ còn có thể kết hợp mát xa bầu ngực để sữa xuống nhanh và tự nhiên hơn bình thường. Đây cũng là một trong những cách điều trị những vấn đề về núm vú được các bác sĩ khuyên mẹ nên sử dụng vì tính hiệu quả của nó.
vicare.vn-cach-chua-nhung-van-de-ve-num-vu-cac-me-bim-sua-phai-biet-body-2

3. Mẹ thấy đau ngực khi sữa chảy xuống

Nguyên nhân: Vì trên thực tế, ngực người phụ nữ vận hành như một cỗ máy, khi cho bé bú tất cả các bộ phận của ngực đều vươn xuống phía dưới để hỗ trợ cho việc đẩy sữa ra khỏi ngực. Đồng thời cũng giống như máy móc, khi phải làm việc quá nhiều, các bộ phận trong ngực của mẹ có thể bị tổn thương. Trong khi một số bà mẹ chỉ cảm thấy lâm râm ngứa ở bầu ngực thì một số khác lại thấy đau nhức khó chịu.

Cách điều trị: Trong trường hợp nếu mẹ chỉ có cảm giác ngứa râm ran khi sữa chảy xuống, mẹ hãy thử thư giãn khi cho con bú hoặc hút sữa. Trong trường hợp mức độ nghiêm trọng hơn thì các mẹ cần đến bác sĩ để kiểm tra các dấu hiệu của viêm ngực, nhiễm trùng vú và các bệnh liên quan. Theo các bác sĩ, đôi khi những cơn đau này cũng có nguyên nhân là do ngực mẹ có quá nhiều sữa dẫn đến tình trạng căng sữa. Đối với trường hợp này, mẹ hãy thử cho bé bú lâu hơn trên một vú và chuyển sang vú kia khi hết sữa.

Nếu trên cơ thể mẹ xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn như sốt, nhức mỏi, ớn lạnh... thì mẹ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra cách giải quyết vấn đề. Trên thực tế, đối với mỗi vẫn đề có liên quan đến ti mẹ, có những cách điều trị những vấn đề về núm vú đã được các mẹ áp dụng và chia sẻ, tuy nhiên nếu tình trạng của mẹ vẫn không tốt lên sau khi áp dụng một vài cách đơn giản, mẹ nên đến trực tiếp bác sĩ để được tư vấn, phòng trong trường hợp mẹ mắc phải những vấn đề nguy hiểm hơn.
vicare.vn-cach-chua-nhung-van-de-ve-num-vu-cac-me-bim-sua-phai-biet-body-3

4. Núm vú của mẹ bị lõm xuống

Cách xác định: Mẹ có thể tự xác định núm vú của mình có bị lõm xuống hay không bằng cách sau: Mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng nắm lấy núm vú, nếu núm vú co lại chứ không lồi ra tức là núm vú đang bị lõm xuống. Đây là vấn đề không ảnh hưởng đến yếu tố sức khỏe của mẹ nhưng nó sẽ khiến bé bú mẹ khó khăn hơn.

Cách điều trị: Mẹ nên sử dụng máy hút sữa để sữa chảy ra và sau đó bảo quản một cách cẩn thận ( có thể tham khảo bài viết cách bảo quản sữa sau khi hút trên trang web của HoiBenh) và cho trẻ uống dần.

Như vậy, ở bài trên HoiBenh đã cung cấp cho mẹ những thông tin cần thiết về nguyên nhân cũng như cách điều trị những vấn đề về núm vú. HoiBenh hi vọng, bài viết này sẽ giúp các mẹ bớt lo lắng hơn.
>>> Xem thêm: Cách sử dụng bình sữa và núm vú đúng chuẩn cho bé