Cách điều trị căng cơ bắp chân hiệu quả ngay lập tức

Bắp chân là bộ phận dễ bị tác động khi thực hiện các động tác mạnh. Đặc biệt khi chạy nhiều, vận động quá sức, đột ngột gây ra hiện tượng căng cơ bắp chân. Khi bị căng cơ, các cơ có thể bị căng, giãn hoặc rách ra. Vậy làm thế nào để có thể chữa căng cơ bắp chân một cách hiệu quả, nhanh chóng mà lại an toàn?

Cách điều trị căng cơ bắp chân hiệu quả ngay lập tức Cách điều trị căng cơ bắp chân hiệu quả ngay lập tức

Bắp chân là bộ phận dễ bị tác động khi thực hiện các động tác mạnh. Đặc biệt khi chạy nhiều, vận động quá sức, đột ngột gây ra hiện tượng căng cơ bắp chân. Khi bị căng cơ, các cơ có thể bị căng, giãn hoặc rách ra. Vậy làm thế nào để có thể điều trị căng cơ bắp chân một cách hiệu quả, nhanh chóng mà lại an toàn?

Khi bị căng cơ bắp chân, người bệnh sẽ bị đau, co thắt cơ, yếu cơ, sung tấy, chuột rút và khó cử động. Căng cơ bắp chân có xu hướng sung phông hoặc bầm tím xuất hiện, điều này khiến cho người bệnh rất khó di chuyển, thậm chí có khả năng bị suy tĩnh mạch. Do đó, cần tìm hiểu kĩ lưỡng để điều trị kịp thời.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan - Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc có đưa ra lời khuyên về việc điều trị căng cơ bắp chân như sau: Người bệnh có thể áp dụng phương pháp điều trị căng cơ bắp chân bằng việc sử dụng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng, cộng với thói quen sinh hoạt, thực hiện xoa bóp và bài tập vận động thư giãn, tăng cường sức khỏe của cơ. Và thông thường thì người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị sau đây:

1. Chữa căng cơ bắp chân bằng thuốc Đông y

Nếu đau cơ do bệnh lý thì dùng thuốc là điều bắt buộc. Đầu tiên có thể điều trị bằng thuốc Tân dược. Để giảm đau nhức và kháng viêm hiệu quả, thông thường sẽ sử dụng thuốc chống viêm không chứa corticoid. Mặc dù thuốc giúp giảm đau nhanh chóng nhưng lại không triệt để. Người bệnh dễ bị tái phát nếu không điều trị với các phương pháp khác. Bên cạnh đó, lạm dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Sử dụng thuốc Đông y là phương pháp được nhiều người sử dụng hơn. Bởi lẽ thuốc Đông y chữa căng cơ bắp chân, đau nhức cơ cả ở bên ngoài và căn nguyên gây bệnh. Đặc biệt là khi đau cơ do suy tĩnh mạch hoặc tổn thương cột sống gây chèn ép dây thần kinh tọa.

Nếu nguyên nhân gây căng cơ bắp chân, đau nhức cơ là do suy tĩnh mạch, phải chữa bằng cách tác dụng vào huyết hành khí. Để hỗ trợ quá trình lưu thông máu, tăng độ bền của thành tĩnh mạch, Đông y sử dụng chủ yếu là các vị thuốc như khương hoàng, đăng sâm, khương phụ, ô dược...

Khi bị căng cơ bắp chân, đau cơ do vấn đề về xương khớp, tức là khi tạng can và thận bị hư tổn. Vì thế phải bồi bổ can, thận, khôi phục và tăng cường chức năng của chúng. Có như thể thì bệnh sẽ tự thuyên giảm và không còn.

vicare.vn-cach-chua-cang-co-bap-chan-hieu-qua-ngay-lap-tuc-body-1

2. Chữa căng cơ bắp chân bằng xoa bóp

Xoa bóp chân làm cho tĩnh mạch được thông suốt, giảm đau rất tốt. Lưu ý là không dùng dầu nóng để xoa bóp. Hành động này có thể làm đọng máu, giãn tĩnh mạch. Nó làm giảm đau nhưng chỉ tạm thời, hơn nữa các cơn đau về sau càng nặng hơn.

Sử dụng hỗn hợp mật ong, chanh ấm là phương pháp hiệu quả. Dung dịch xoa bóp cho bắp chân hoặc ngâm chân với nước muối ấm từ 15-20 phút cũng sẽ giúp chân được thư giãn, giảm đau tốt.

Nếu tình trạng co cứng, căng cơ bắp chân nặng, dùng ngón tay bóp mạnh vào bắp chân từ 15-20 giây. Như thế bạn sẽ cảm nhận cơn đau giảm xuống rõ rệt. Sau đó nhớ duỗi chân và đứng lên, ngồi xuống để cơ chân thư giãn. Bạn nên uống thêm nước để thoải mái hơn.

vicare.vn-cach-chua-cang-co-bap-chan-hieu-qua-ngay-lap-tuc-body-2

3. Thực hiện ăn uống hợp lí và thói quen sinh hoạt khoa học

Để cơ bắp khỏe hơn, bạn nên tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, protein, vitamin E, các khoáng chất như can xi, magie.. Trong quá trình lao động bạn phải mất nước rất nhiều nên phải bổ sung nước cho cơ thể.

Bạn nên sắp xếp thời gian sinh hoạt hợp lí, giảm thiểu các hoạt động mạnh để tránh trường hợp đau nhức, căng cơ tái phát. Ngừng ngay việc hút thuốc nếu không muốn tái phát bệnh đau cơ bắp chân. Chất nicotine trong thuốc lá sẽ làm giảm mạnh mẽ lượng dưỡng khí trong máu, khiến máu khó lưu thông, gây đau nhức.

4. Vận động nhẹ nhàng

Khi đang bị căng cơ, đau cơ người bệnh vẫn có thể đi lại nhẹ nhàng để giảm thiểu cơn đau. Tốt nhất là nên dành thời gian để tập yoga, kéo giãn cơ nhằm giúp tăng tuần hoàn máu.

Trước khi tập các động tác mạnh hay chơi thể thao, cần khởi động thật kĩ để tránh bị chuột rút, mỏi, đau, căng cơ bắp chân. Tránh các vận động mạnh, không đúng cách làm tổn thương và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng căng cơ đang mắc phải. (Theo: benhcoxuongkhop)

vicare.vn-cach-chua-cang-co-bap-chan-hieu-qua-ngay-lap-tuc-body-3

Chườm đá lạnh chữa căng cơ bắp chân

Nói về việc điều trị căng cơ bắp chân như thế nào để mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất, Bác sĩ Nguyễn Thị Minh có chia sẻ trên suckhoedoisong như sau:

Khi phát hiện căng cơ, phải lập tức dừng lao động ngay, sau đó là chườm lạnh. Đá lạnh sẽ giúp bắp chân không bị sung tấy. Không nên cho đá trực tiếp nên da mà bọc đá trong túi hoặc vải để chườm lạnh.

Mỗi lần chườm từ 10-15 phút, cách khoảng 1h đồng hồ bạn có thể chườm lại lần nữa. Hoạt động này diễn ra từ 1-3 ngày đầu. Không nên chườm quá lâu, tánh gây tụ máu.

Sau khi chườm phải nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu tuần hoàn kém, bạn không nên chườm lạnh hoặc khi bạn bị rách da, trầy da cũng phải cẩn thận.

Nếu bị căng cơ bắp chân (không phải đau cơ do suy tĩnh mạch), bệnh nhân sẽ hoàn toàn bình phục từ 2-3 ngày. Người bệnh chỉ tập luyện nhẹ nhàng (khoảng 50% sức) và tăng dần để các cơ khỏe mạnh trở lại. Nếu tình trạng không cải thiện, cơn đau kéo dài hơn hai tuần, bệnh nhân cần đến khám ở các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt