Cách điều trị bỏng bô xe máy an toàn không để lại sẹo
“Làm thế nào để chữa bỏng bô xe máy không để lại sẹo?” có lẽ là câu hỏi đầu tiên mà những ai vô tình bị tai nạn nhỏ này. Cách chữa bỏng bô xe máy như nào?
Cách điều trị bỏng bô xe máy an toàn không để lại sẹo
“Làm thế nào để chữa bỏng bô xe máy không để lại sẹo?” có lẽ là câu hỏi đầu tiên mà những ai vô tình bị tai nạn nhỏ này. Vậy làm cách nào để chữa bỏng bô xe máy một cách an tòan và không để lại sẹo.
Việt Nam - đất nước với lượng người lưu thông bằng xe máy chiếm hơn 80% nên tình trạng bỏng bô xe máy dường như là chuyện xảy ra từng phút. Đặc biệt, nạn nhân của tai nạn bất đắc dĩ này là chị em phụ nữ và trẻ nhỏ. Chính vì mức độ xảy ra nhiều và đối tượng đặc trưng nên việc trang bị kiến thức để có cách điều trị bỏng bô xe máy an tòan cho người gặp nạn.
Cách điều trị bỏng bô xe máy (hay các trường hợp bỏng khác) an tòan không để lại sẹo:
Bước 1: Nhanh chóng tách khỏi tác nhân gây bỏng
Đối với trường hợp không trực tiếp tiếp xúc vào da: Bạn nên cắt bỏ phần vải tiếp xúc vùng da bị bỏng để giảm diện tích và độ sâu tổn thương vết bỏng.
Đối với trường hợp va chạm da tiếp xúc trực tiếp vào bô: Bạn nên nhanh chóng tránh xa bô và tiến hành bước tiếp theo là làm mát, làm sạch vết bỏng.
Bước 2: Trong vòng 10 phút đầu tiên sau khi bị bỏng bô xe máy bạn cần làm mát (hạ nhiệt) vùng bỏng.
Dùng nước mát, sạch (có nhiệt độ 16-20°C là tốt nhất) để ngâm rửa, tưới lên vùng bỏng cho đến khi hết cảm giác đau rát. Việc này sẽ làm hạ nhiệt vùng da bị bỏng tức thời, giảm tổn thương tế bào da.
Trong trường hợp bất đắc dĩ, không có nước sạch hoặc đá, có thể dùng tạm nước bẩn để giảm nhiệt cho vết thương. Nhưng, cần phải rửa sạch lại vết thương bằng nước sạch và rửa lại lần nữa bằng nước muối sinh lý (NaCL 0,9%) hoặc dung dịch Providine 10% (nước chứa Iot). Đặc biệt: Tuyệt đối không được rửa bằng nước oxy già, thuốc đỏ hoặc cồn y tế vì các dung dịch trên gây chết mô hạt, để lại sẹo xấu. Nếu nạn nhân bị dị ứng Iot hoặc là phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú thì không điều trị bỏng bô bằng Providine.
Có thể dùng khăn sạch ướt, vải hoặc gạc sạch ướt để đắp lên vùng bỏng. Vì khăn hấp thu nhiệt và giữ nhiệt nên thay khăn thường xuyên.
Nếu không có nước thì nên đưa người bị bỏng tới cơ sở y tế gần nhất hoặc nhà thuốc để mua chai thuốc xịt bỏng và xịt trực tiếp lên chỗ bỏng.
Nhiều người cho rằng bỏng ống bô xe máy là loại bỏng nhẹ, nhưng trên thực tế, tổn thương bỏng này thường rất dễ bị bỏng sâu do nhiệt độ của ống bô rất cao. Vì vậy, bạn không nên tự điều trị tại nhà mà nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ xác định tổn thương bỏng nông hay sâu, có phương pháp điều trị thích hợp. Cho dù diện tích bỏng hẹp nhưng nếu điều trị không tốt có thể làm chậm liền vết thương và để lại sẹo thâm, thậm chí co kéo.
Bước 3: Điều trị vết bỏng, che phủ vết bỏng bằng gạc
Đặc biệt lưu ý: Nếu có bóng nước thì tuyệt đối KHÔNG chọc vỡ.
+ Rửa vết thương hằng ngày bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%, không được rửa bằng nước oxy già, thuốc đỏ hoặc cồn y tế vì có thể gây chết mô hạt, để lại sẹo xấu.
+ Nếu bị bỏng ở chân nên hạn chế đi lại. Khi nằm, ngồi nên cho chân lên cao để tránh chân xuống máu, gây phù nề.
+ Khi có việc cần phải ra ngoài đường, dùng gạc băng lại vết thương để tránh bụi và nhiễm khuẩn (chỉ băng hờ, không băng quá chặt hoặc quá kín vì có thể gây sừng hóa da non).
Nên điều trị không để bị nhiễm trùng. Vết thương lành trong vòng 10 đến 15 ngày sẽ không để lại sẹo. Nếu không phải đi ra, người bị bỏng bô xe máy không nhất thiết phải băng bó vết thương, để vết thương tiếp xúc với không khí sẽ nhanh lành hơn. Hạn chế để vùng da tổn thương tiếp xúc với quần áo để tránh nhiễm trùng.
Bước 4: Cách chống sẹo bỏng bô xe máy
Chắc hẳn mỗi khi nhìn thấy vết thâm ở trên chân các cô gái nhiều người đã dễ dàng đóan ra đây là sản phẩm của bỏng bô - nỗi ám ảnh của phái đẹp. Dù chỉ vô tình quệt nhẹ vào chiếc bô xe máy của chính mình hay chiếc xe bên cạnh, chỉ trong phút chốc, vết bỏng đã phồng lên và mang lại một cảm giác đau rát khó chịu mà còn dễ dàng để lại sẹo.
Một số cách điều trị sẹo bỏng bô xe máy: Thoa vitamin E lên vết bỏng đã kéo da non. Sử dụng thuốc chống sẹo (đã được chứng nhận của Bộ Y Tế).
Tuyệt đối khôn nên sử dụng nghệ bởi thành phần của nghệ có chứa vitamin E và một số chất khác, có tác dụng kích thích vết thương nhỏ bị tổn thương ở bề mặt nhanh liền lại, hoàn toàn không mang lại kết quả cho các trường hợp nặng. Theo thống kê của Viện Bỏng Quốc gia, tỷ lệ bị dị ứng do nghệ khá cao. Vậy nên không nên bôi nghệ tươi hay các loại kem chiết xuất từ nghệ lên vết bỏng.
Thông tin tham khảo
Trả lời trên báo chí, Bác sĩ Năm Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia khuyến cáo không nên dùng các biện pháp dân gian thiếu khoa học để trị bỏng: "Nhiều người cứ nghĩ đổ nước nắm vào sẽ làm vết thương khô đét lại, thực tế không phải vậy. Chỉ trong trường hợp khẩn cấp thì mới dùng đến nước mắm và phải rửa lại ngay khi có nước sạch. Dính nước mắm chỉ làm lớp da bị hoại tử hơn, ăn sâu và khó lành hơn".
Khi bị bỏng nặng, để lại vết thâm hay sẹo lớn, chị em cũng không nên vội vã. Đợi khi vết sẹo được 5, 6 tháng sẽ dễ xử lý hơn. Còn có nhiều phương pháp làm mất sẹo không nhất thiết phải đến các trung tâm thẩm mỹ gây tốn tiền của.
// <![CDATA[ {lang: 'vi'} // ]]>