Cách điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là mức độ nhẹ nhất của bệnh tay chân miệng. Cha mẹ có đủ kiến thức có thể điều trị cho trẻ tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Sau đây, HoiBenh sẽ cung cấp cho bố mẹ kiến thức về điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 Cách điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Các cấp độ của bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp của trẻ em dưới 5 tuổi. Tùy vào từng mức độ lây nhiễm và sức đề kháng của mỗi trẻ mà bệnh tác động với cấp độ khác nhau. Các cấp độ của bệnh tay chân miệng dựa trên triệu chứng của bệnh bao gồm:

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Các tổn thương da mức độ nhẹ, chỉ loét miệng ở bề ngoài.

Bệnh tay chân miệng cấp độ 2

  • Cấp độ 2a: Trẻ giật mình dưới 2 lần trong vòng 30 phút, sốt trên 2 ngày, đôi khi bị sốt nặng trên 39 độ C. Người lừ đừ mệt mỏi, nôn trớ, khó ngủ.
  • Cấp độ 2b: Bệnh tay chân miệng cấp độ 2b được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1: Trẻ có tiền sử giật mình, giật mình trên 2 lần/30 phút, ngủ gà, mạch nhanh, sốt cao trên 39 độ. Nhóm 2: Run chi, ngồi không vững, rung giật nhãn cầu, yếu chi hoặc liệt chi, liệt thần kinh sọ, nuốt sặc, giọng nói thay đổi...

Bệnh tay chân miệng cấp độ 3

Mạch nhanh > 170 lần/phút, mạch chậm, toàn thân lạnh, vã mồ hôi, HA tăng, thở nhanh hoặc thở khò khè, rút lõm ngực, rối loạn tri giác có thể dẫn đến sốc, phù phổi cấp, tím tái.

vicare.vn-cach-dieu-tri-benh-tay-chan-mieng-cap-do-1-body-1

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Ở giai đoạn này bệnh nhân chỉ lở loét miệng hoặc tổn thương da, có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở. Lúc này bệnh nhân cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi, đối với trẻ còn bú thì cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ và tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Nguyên tắc điều trị bệnh

Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh tay chân miệng đặc hiệu, do đó để điều trị bệnh hiệu quả nhất, cha mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Thường xuyên theo dõi sát sao, phát hiện sớm các biến chứng của bệnh ở trẻ để kịp thời điều trị.

- Cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày dưới dạng thức ăn mềm, lỏng.

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách bằng xà phòng diệt khuẩn.

- Sát trùng đồ dùng, vật dụng, đồ chơi cho trẻ.

- Thực hiện cách ly trẻ để ngăn ngừa tình trạng lây lan bệnh.

vicare.vn-cach-dieu-tri-benh-tay-chan-mieng-cap-do-1-body-2

Điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 cụ thể theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa như sau:

- Khi trẻ bị sốt, cha mẹ hạ sốt cho trẻ bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ.

- Dinh dưỡng đầy đủ, không ép trẻ ăn, thay vào đó chia nhỏ bữa ăn để cung cấp năng lượng của trẻ.

- Vệ sinh răng miệng, tay chân sạch sẽ.

- Tái khám 1 – 2 ngày trong vòng 7 – 10 ngày đầu của bệnh. Trường hợp trẻ bị sốt phải đi khám mỗi ngày và tái khám đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.

- Nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất khi xuất hiện các triệu chứng: Sốt cao trên 39 độ C, khó thở, thở nhanh, giật mình, quấy khóc, nôn nhiều, bứt rứt khó ngủ, đi loạng choạng, da nổi vân tím, tay chân lạnh, hôn mê, co giật...

Thông thường, tay chân miệng cấp độ 1 sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày mà không cần dùng thuốc kháng sinh. Do đó cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thật tốt để tăng cường thể trạng cho trẻ chống lại virus gây bệnh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ – đây chính là những “thuốc đặc trị” bệnh hiệu quả nhất.

Xét nghiệm bệnh tay chân miệng tại nhà với HoiBenh Home

Một vấn đề cần lưu ý là hiện nay, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em, do đó, nguyên tắc an toàn nhất khi phòng dịch chính là hãy đảm bảo con bạn ở trong môi trường không có trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, tránh để trẻ tiếp xúc va chạm với những trẻ mắc bệnh khác. Khi người lớn phát hiện bệnh phát tiết ở trẻ, thì nên có hướng xử lý nhanh chóng và thông báo ra cộng đồng. Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, thì việc đứa bé đi khám nên là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, các bệnh viện quá tải bệnh nhân xét nghiệm thì khách hàng có xu hướng lụa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà vì tính an toàn và sự nhanh chóng.

Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của HoiBenh Home

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.

  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

vicare.vn-cach-dieu-tri-benh-tay-chan-mieng-cap-do-1-body-3

Giá gói xét nghiệm bệnh tay chân miệng

  • Tổng phân tích nước tiểu: 35,000 đồng
  • Công thức máu: 69,000 đồng
  • CRP định lượng: 88,000 đồng
  • Xác định Enoterovirus và EV71 bằng RT-PCR: 1,125,000 đồng

Tổng: 1,317,000 đồng

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Cảnh giác, bệnh tay chân miệng vào mùa!
  • 5 sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng