Cách điều trị bệnh quai bị tại nhà hiệu quả nhất
Bệnh quai bị ảnh hưởng đến sức khỏe và gây phiền phức cho cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Thế nên cách chữa bệnh quai bị tại nhà hiệu quả nào có thể nhanh chóng chấm dứt bệnh sớm nhất cũng là thắc mắc của rất nhiều người.
Cách điều trị bệnh quai bị tại nhà hiệu quả nhất
1. Bệnh quai bị và những triệu chứng
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virut gây ra, bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân khi tiết trời mưa, lạnh, độ ẩm cao. Bệnh hay gặp ở trẻ em từ 5-10 tuổi, bệnh lây nhanh ở các lớp học, nhà trẻ mẫu giáo. Có khi người lớn cũng mắc ở các vùng dân trí thấp, vệ sinh kém. Bệnh lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp như nói chuyện, ho, hắt hơi, virut khuyếch tán trong không khí nên dễ thành dịch
Theo quan niệm của Đông y cho rằng, đây là dịch độc xâm nhập vào cơ thể qua mũi, miệng vào kinh thiếu dương, đi theo đởm kinh ra ngoài phát bệnh. Đởm và can có quan hệ biểu lý tạng phủ, nên có các triệu chứng của can và kinh can kèm theo viêm tinh hoàn, sốt cao co giật... Chính vì vậy, nên khi bị quai bị thường có biến chứng viêm tinh hoàn dẫn đến teo tinh hoàn và vô sinh sau này.
Triệu chứng của quai bị xuất hiện nhanh, rầm rộ. Sau một đêm ngủ, sáng ra đã thấy má sưng ở quai hàm, có thể một hoặc hai bên cùng một lúc, sưng ngày càng to, rất nóng và đau, sờ thấy rắn, người có sốt, đau đầu, mệt mỏi, không muốn ăn, nhai đau nên chỉ nuốt chửng. Môi khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, người háo nhiệt, khát nước nhiều. Bệnh kéo dài từ 7-15 ngày có khi hơn. Trường hợp nặng còn sốt cao, mê sảng, viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, đau đầu dữ dội, nôn thốc nôn tháo...
Hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người nhưng thường gặp nhất ở trẻ em (trên 2 tuổi). Quai bị do virus gây nên vì thế bệnh rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bệnh nhân. Thời gian ủ bệnh là 17-28 ngày.
Phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu 1-2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao (39-40 độ C) trong 3-4 ngày, chảy nước bọt và má sưng to (có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc), gây đau khi nuốt nước bọt. Sau đó, trẻ bị khô miệng vì các tuyến nước bọt đã ngừng hoạt động. Bệnh nhân sẽ tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày.
2. Cách chữa trị bệnh quai bị
Hiện tại trong Y học vẫn chưa có một loại thuốc nào đặc trị bệnh quai bị nhưng có những phương pháp hỗ trợ chữa trị những triệu chứng của bệnh, cụ thể:
Hạ sốt
Đến giai đoạn toàn phát bệnh nhân sẽ bị sốt nặng hơn
Khi bệnh nhân mắc quai bị chắc chắn ở thời kỳ toàn phát nhất định sẽ sốt, sốt càng cao thì bệnh càng nặng. Tốt nhất nên tìm cách hạ sốt cho người bệnh, có thể nhúng khăn với nước ấm rồi chườm lên trán.
Bên cạnh chườm khăn lạnh, bệnh nhân nên uống nhiều nước, không chỉ uống nước lọc bệnh nhân nên uống nước cam, chanh để tăng cường sức đề kháng. Nhưng thời gian này bệnh nhân nên uống nước ấm, nhất định không được uống nước lạnh, nước đá sẽ làm vùng hàm đau nhức khó chịu.
Giảm sưng đau
Khi tuyến mang tai sưng đau làm cho bệnh nhân rất khó chịu, hãy dùng một chai nước ấm rồi quấn vào khăn, áp lên vùng hàm bị sưng.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là việc làm hết sức cần thiết. Lúc tuyến mang tai đang sưng chắc chắn không thể đánh răng bằng bàn chải, người bệnh có thể súc miệng bằng các loại dung dich vệ sinh răng miêng, nước muối sinh lý...
Nhiều người khuyên không nên tắm trong thời gian mang bệnh nhưng điều đó không đúng. Trong lúc mắc bệnh càng phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tuy nhiên không được tắm nước lạnh vào lúc này. Bởi vì thời gian mắc bệnh sức đề kháng sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, nếu như ngâm mình quá lâu trong nước lạnh sẽ làm cho bệnh nhân dễ bị cảm và bệnh khó lành.
Chế độ nghỉ ngơi phù hợp
Trong thời gian mang bệnh, bệnh nhân không nên hoạt động mạnh sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh.
Nhất là đối với những bệnh nhân bị viêm tinh hoàn do biến chứng quai bị thì càng không được vận động mạnh, vì nó sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn.
Chế độ ăn uống phù hợp
Đối với bệnh nhân quai bị không nên ăn những loại thực phẩm cứng, lạnh, nóng cay,... làm cho bệnh càng thêm trầm trọng hơn.
Đối với người bệnh nên ăn những món lỏng như: cháo, canh, súp,... vừa dễ tiêu hóa lại không bị đau. Nếu như bệnh nhân khó nhai thì có thể ăn bằng ống hút.
Bệnh nhân mắc bệnh quai bị nên ăn nhiều rau xanh nhất là nên ăn nhiều khổ qua, khổ qua có tác dụng trị bệnh hiệu quả. Có thể chế biến rất nhiều món từ loại quả này.
Bệnh nhân muốn rút ngắn thời gian chữa trị thì phải nói KHÔNG với thực phẩm chua, cay như xoài, cóc, ổi, ớt,... và không nên ăn những thực phẩm có thành phần nếp như bánh chưng, xôi,... Những món này không những có hại cho dạ dày mà còn gây trở ngại lớn cho người bệnh, vì lúc này ngay cả việc há miệng cũng thấy khó khăn.
3. Một số bài thuốc dân gian chữa quai bị
Bên cạnh điều trị Tây Y thì bệnh nhân có thể tham khảo một số phương pháp chữa quai bị bằng mẹo dân gian dưới đây:
Hạt gấc
3-4 gam hạt gấc cộng với 5 gam cây cói chiếu rồi đốt thành than. Khi đã thu được than thì trộn đều với nhau rồi pha với một ít dầu vừng và bôi lên vùng bị sưng.
Nhân hạt gấc
4-5 nhân hạt gấc giã hơi nát rồi đốt thành than, pha với 5ml giấm thanh, cộng với 6-10 gam tinh cối đá. Trộn tất cả lại với nhau và bôi vào chỗ bị sưng.
Hoặc đơn giản hơn, dùng 2-3 nhân hạt gấc, pha với 10ml rượu hoặc giấm thanh. Lấy nhân hạt gấc mài vào giấm hoặc rượu rồi bôi lên vùng bị sưng.
Hạt cam thảo và lòng trắng trứng
Lấy một ít hạt cam thảo dây, nghiền thành bột rồi trộn với lòng trắng trứng gà. Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng sưng, mỗi ngày một lần.
Bột mì và bột tiêu
Trộn 1 gam bột tiêu và 8 gam bột mì, rồi cho nước ấm vào trộn đều, đến khi hỗn hợp có dạng hồ, mỗi ngày bôi một lần.
Lá na, lá gấc, lá cà độc
Lấy 3 loại lá này mỗi thứ một ít, rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp vào chỗ bị sưng.
Trên đây là những bài thuốc lưu truyền trong dân gian giúp chữa bệnh quai bị. Bên cạnh kiêng cử và ăn uống phù hợp thì bệnh nhân có thể áp dụng những phương pháp dân gian để rút ngắn thời gian trị bệnh.
4. Cách phòng bệnh quai bị
Tiêm ngừa vacxin khi đủ tuổi
Ngay từ khi trẻ em đủ 12 tháng tuổi bố mẹ nên đưa đến cơ sở y tế để tiêm vacxin phòng bệnh quai bị.
Cách ly với người bệnh quai bị
Người bình thường hạn chế hoặc cách ly hoàn toàn với người bệnh bởi vì bệnh quai bị có sức lây lan cực nhanh, chỉ cần người bệnh ho hoặc hắt hơi thì những người xung quanh đã có thể mắc bệnh.
Người bình thường cũng không được dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh vì khả năng lây lan cao.
Đây là những cách điều trị và phòng bệnh quai bị mà mọi người cần phải biết để bảo vệ sức khỏe cho mình và người xung quanh.
Xem thêm:
- Bị quai bị uống thuốc gì nhanh khỏi
- Quai bị biến chứng viêm tinh hoàn nguy hiểm như thế nào?