Cách điều trị bệnh áp xe vú khi cho con bú

Áp xe vú thường là do biến chứng của bệnh viêm vú, viêm và nhiễm trùng các mô vú. Nguyên nhân của bệnh viêm và áp xe vú là do sự xâm nhập của các vi khuẩn vào mô vú thông qua núm vú, khiến cho các ống dẫn sữa bị nhiễm khuẩn, gây tắc và viêm tuyến sữa.

Cách điều trị bệnh áp xe vú khi cho con bú Cách điều trị bệnh áp xe vú khi cho con bú

Áp xe vú thường là do biến chứng của bệnh viêm vú, viêm và nhiễm trùng các mô vú. Nguyên nhân của bệnh viêm và áp xe vú là do sự xâm nhập của các vi khuẩn vào mô vú thông qua núm vú, khiến cho các ống dẫn sữa bị nhiễm khuẩn, gây tắc và viêm tuyến sữa.

Nguyên nhân của bệnh áp xe vú ở phụ nữ

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh áp xe vú khi cho con bú, trong đó có một số nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này như sau:

  • Khi cho con bú, các kích thích từ sữa mẹ tiết ra có thể tác động gây nứt núm vú tạo điều kiện cho phép vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vú, làm tắc và viêm tuyến sữa.

  • Do người mẹ mắc bệnh béo phì, thừa cân hoặc ngực lớn. Ngoài ra, áp xe vú cũng có thể là hậu quả của việc vệ sinh không sạch sẽ, khiến cho các núm vú bị nứt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập khiến cho vú bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, tắc vòi sữa cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh áp xe vú khi cho con bú. Sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới các kích thích như bú, mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, có những trường hợp ống dẫn hẹp hoặc bít lại, ngăn không cho sữa chảy ra ngoài (tắc sữa) tạo nên một hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong khi đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, càng khiến cho các ống dẫn sữa bị co giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác và tạo ra các vòng xoắn bệnh lý khiến cho tình trạng tắc sữa ngày càng nặng hơn. Sữa là một môi trường giàu chất dinh dưỡng nên khi bị tắc sữa, đây càng trở thành một vùng đất “màu mỡ” để vi khuẩn sinh sôi và phát triển hóa mủ.
>>> Xem thêm: Bị áp xe vú nên uống thuốc gì?
vicare.vn-cach-chua-tri-benh-ap-xe-vu-khi-cho-con-bu-body-1

Dấu hiệu của bệnh áp xe vú

  • Vùng vú bị áp xe ban đầu sưng nóng đỏ, cứng và rất đau nhức

  • Ở xung quanh núm vú hoặc quanh bầu ngực bị nổi hạch

  • Người mẹ cảm thấy ốm, sốt, cơ thể mệt mỏi.

  • Hóa mủ ở ngực, sờ thấy mềm nếu mủ thoát ra ngoài. Còn nếu mủ không thoát ra ngoài thì sẽ đóng kén ở xung quanh núm vú và hóa xơ cứng.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh áp xe vú ở phụ nữ

Bệnh áp xe vú nếu không được phát hiện và điều trị thì sẽ tạo thành các khối viêm mãn tính, dễ tái phát và các tuyến sữa bị tổn thương không còn chức năng tiết sữa nữa. Trong một số trường hợp biến chứng xấu, ngực của người phụ nữ có nguy cơ bị hoại tử và phát triển thành ung thư vú. Các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú cũng có thể lan sang các mạch máu khác trong cơ thể, gây nên nhiều biến chứng nặng nề ở các cơ quan khác như nhiễm trùng huyết, suy thận và có thể dẫn đến tử vong.

Để phòng ngừa bệnh áp xe vú khi cho con bú, người mẹ cần phải chú ý:

  • Duy trì tốt vệ sinh cá nhân. Thường xuyên rửa tay, tắm giặt bằng xà phòng tiệt trùng và nước để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

  • Vệ sinh phần ngực sạch sẽ trước và sau khi cho con bú, đặc biệt là phần đầu vú. Dùng khăn sạch thấm nước ẩm để lau đầu vú. Sau khi bé bú sữa xong, cần vắt sạch sữa thừa còn lại rồi lau sạch đầu vú, đảm bảo không còn sữa đọng lại bên trong.
vicare.vn-cach-chua-tri-benh-ap-xe-vu-khi-cho-con-bu-body-2

Để điều trị bệnh áp xe vú khi cho con bú, bệnh nhân thường được chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh được kê đơn bởi các bác sĩ chuyên môn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể. Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh để điều trị, người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp nghỉ ngơi khoa học, tăng cường uống nước để bài tiết chất độc, đảm bảo chế độ ăn dinh dưỡng và luôn sử dụng một chiếc khăn mềm riêng cho vú và vùng bị viêm. Với phụ nữ đang cho con bú mắc bệnh áp xe vú thì cần tránh không cho con bú vào vùng đang bị viêm nhiễm cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Với những trường hợp mà mủ đặc quá dày, các bác sĩ cần khám xét cẩn thận và chỉ định chích rạch chỗ vú vị áp xe hoặc mổ để hút dịch mủ ứ đọng.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh áp xe vú khi cho con bú có thể gây ra đối với các bà mẹ, cần chủ động phòng tránh bệnh này ngay từ đầu bằng các chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là phần ngực. Khi phát hiện thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường ở vú cần phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác đồng thời có những biện pháp điều trị đúng đắn và hiệu quả.
>>> Xem thêm: Bị áp xe vú có nên cho con bú hay không?