Cách chữa thủy đậu ở trẻ không để lại sẹo

Thủy đậu ở trẻ là bệnh truyền nhiễm lành tính, nhưng cũng có thể gặp biến chứng gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy, tìm cách chữa thủy đậu ở trẻ là điều thật sự cần thiết. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chữa thủy đậu ở trẻ em nhanh và không để lại sẹo.

Cách chữa thủy đậu ở trẻ không để lại sẹo Cách chữa thủy đậu ở trẻ không để lại sẹo

Thủy đậu ở trẻ là bệnh truyền nhiễm lành tính, nhưng cũng có thể gặp biến chứng gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy, tìm cách chữa thủy đậu ở trẻ là điều thật sự cần thiết. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chữa thủy đậu ở trẻ em nhanh và không để lại sẹo.

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ

Do bẩm sinh

Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bị thủy đậu nhưng điều trị chưa dứt điểm, bé con khi sinh ra sẽ mang mầm bệnh trong cơ thể. Đợi đến khi điều kiện thuận lợi, bệnh bắt đầu phát triển. Nguy hiểm hơn, với những mẹ bầu mắc thủy đậu trong thời gian thai nghén ba tháng đầu, đặc biệt từ tuần 13-20, thai nhi rất dễ có nguy cơ gặp các bất thường về phát triển, sức khỏe. Điển hình có thể kể đến như dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, mắc chứng đầu nhỏ, nghiêm trọng hơn là dẫn đến sảy thai.

vicare.vn-cach-chua-thuy-dau-o-tre-khong-de-lai-seo-body-1

Do lây nhiễm

Dù là trẻ nhỏ hay người lớn thì con đường lây truyền bệnh thủy đậu chủ yếu là qua đường hô hấp và tiếp xúc da. Với trẻ sơ sinh, tiếp xúc thường xuyên với mẹ, gần như 24/24. Bởi vậy, khi mẹ gặp bất cứ bệnh gì, không chỉ riêng bệnh thủy đậu, đều rất dễ lây cho bé, nhất là trong giai đoạn cho bé bú. Nếu phát hiện triệu chứng bị thủy đậu, mẹ cần ngay lập tức cách ly với con, ngừng việc cho trẻ bú.

Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ

Trẻ nổi phát ban đỏ, ngứa ngáy toàn thân, quấy khóc, khó chịu. Ban đầu nốt ban xuất hiện trên mặt, sau đó lan xuống bụng rồi phát ra toàn cơ thể. Từ những nốt ban đỏ đó mụn nước sẽ dần hình thành. Số lượng mụn nước trên người trẻ sơ sinh ước tính khoảng 250-500 cái.

Trẻ sốt cao ở những ngày đầu bị nhiễm virus. Thân nhiệt trẻ sơ sinh lúc này khoảng 39-39,5 độ C.

Mẹ cũng nên lưu ý đến những dấu hiệu tương tự như bệnh cúm: Ho nhẹ, chảy nước mũi, thở khò khè, bú ít hoặc bỏ bú. Đây được xem là những triệu chứng bệnh thủy đậu dễ xuất hiện trước khi cơ thể phát ban khoảng 2-3 ngày.
vicare.vn-cach-chua-thuy-dau-o-tre-khong-de-lai-seo-body-2

Biến chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ

Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan... Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu trẻ không được điều trị kịp thời.

  • Viêm phổi ở trẻ do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và khó điều trị.

  • Viêm não ở trẻ do thủy đậu cũng xảy ra, không hiếm.

  • Những trường hợp này có thể mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, chậm phát triển, động kinh.

  • Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

Cách chữa thủy đậu ở trẻ hiệu quả

Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh mà cách chữa thủy đậu ở trẻ tùy thuộc vào sự phát hiện bệnh sớm trong 24 giờ đầu. Cần cho người bệnh đi khám bệnh ngay. Căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cho điều trị nội trú hoặc điều trị tại nhà.

Điều quan trọng nhất trong điều trị, chăm sóc trẻ bị thủy đậu là làm sạch da và vệ sinh thân thể:

  • Cho trẻ nằm nghỉ trong 1 phòng thoáng mát, sạch sẽ, ăn các chất dễ tiêu.

  • Chú ý cắt ngắn móng tay và giữ sạch tay.

  • Trẻ phải cho mang bao tay, xoa bột tan vô khuẩn hoặc phấn rôm.

  • Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn.

  • Tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ.

Điều trị triệu chứng

Tại vị trí những nốt thủy đậu dập vỡ nên chấm dung dịch xanh metylen.

Chống ngứa để bé đỡ cào gãi bằng các thuốc kháng histamin.

vicare.vn-cach-chua-thuy-dau-o-tre-khong-de-lai-seo-body-3

Khi bệnh nhân đau và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen. Không bao giờ được dùng aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).

Mỗi ngày 2-3 lần nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.

Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen; không được dùng thuốc mỡ hay thuốc đỏ.

Điều trị bệnh thủy đậu bằng thuốc kháng virus

Trong vòng 24h đầu khi xuất hiện nốt thủy đậu dùng kháng sinh acyclovir để giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Liều lượng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng (đối với trẻ nhỏ).

Trường hợp thủy đậu nặng hơn hoặc có biến chứng như viêm màng não, trẻ suy giảm miễn dịch, có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch.

Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

vicare.vn-cach-chua-thuy-dau-o-tre-khong-de-lai-seo-body-4

Giai đoạn vừa mới khỏi bệnh, cần phải tuyệt đối chống nắng và tránh cào gãi gây trầy xước. Bổ sung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da thông qua chế độ ăn hoặc thuốc uống. Lưu ý trong việc giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và nghỉ ngơi nhiều.

Cách phòng bệnh thủy đậu ở trẻ

Mẹ nên lên kế hoạch tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai khoảng 3-6 tháng. Kháng thể trong virus truyền từ mẹ sang thai nhi qua đường máu. Sau khi trẻ chào đời, kháng thể lại tiếp tục được truyền từ mẹ sang con qua đường sữa, giúp bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh suốt năm đầu đời.

vicare.vn-cach-chua-thuy-dau-o-tre-khong-de-lai-seo-body-3

Nếu mẹ mắc bệnh khi đang cho con bú, thì hơn hết nên tạm dừng chuyện cho bú. Vắt sữa thường xuyên để duy trì lượng sữa sau khi khỏi bệnh. Dù nhớ nhung đến mấy, mẹ cũng nên kiềm chế hôn và ôm ấp con.

Với những mẹ bầu đang trong chặng cuối của thai kỳ, cố gắng bảo vệ mình trước nguy cơ mắc bệnh. Bởi bị bệnh thủy đậu trong thời gian này sẽ dễ gây ra các hậu quả nặng nề với sức khỏe trẻ sau khi chào đời.