Cách chữa khỏi bàng quang tăng hoạt

Tuy hội chứng bàng quang tăng hoạt không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân, gây trở ngại trong sinh hoạt, học tập và công tác hàng ngày. Vậy có cách nào để chữa khỏi bàng quang tăng hoạt hay không? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cách chữa khỏi bàng quang tăng hoạt Cách chữa khỏi bàng quang tăng hoạt

Hội chứng bàng quang tăng hoạt (hoạt động quá mức của bàng quang) là một thể rối loạn chức năng bàng quang do tăng co thắt cơ bàng quang quá mức và thường xuyên kết hợp với mất tương hợp hoạt động bàng quang. Tuy hội chứng bàng quang tăng hoạt không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân, gây trở ngại trong sinh hoạt, học tập và công tác hàng ngày. Vậy có cách nào để chữa khỏi bàng quang tăng hoạt hay không? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bàng quang tăng hoạt có chữa khỏi được không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thì hội chứng bàng quang tăng hoạt không nguy hiểm và có thể chữa khỏi bàng quang tăng hoạt nhưng có thể tái phát theo từng giai đoạn nếu có các yếu tố thuận lợi xuất hiện. Việc điều trị có thể kéo dài với phác đồ bao gồm các bước tùy theo mức độ nặng của bệnh,và cũng rất cần sự kết hợp và kiên trì của người bệnh.

Hướng dẫn chẩn đoán hội chứng bàng quang tăng hoạt

Hội chứng bàng quang tăng hoạt thường gặp trên những bệnh nhân tuổi cao, đặc biệt là nữ giới, hoặc có một số yếu tố nguy cơ như bệnh lý thần kinh (Parkinson, đột quỵ), bệnh lý đường tiết niệu (sỏi bàng quang, phì đại lành tính tuyến tiền liệt), mang thai nhiều lần,...

Các dấu hiệu và triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức có thể là:

  • Mót tiểu đột ngột đòi hỏi phải đi tiểu ngay.
  • Khó kiểm soát đi tiểu như khó nhịn tiểu, tiểu són không tự chủ.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, thường là tám hay nhiều lần hơn trong 24 giờ.
  • Thường phải đi tiểu đêm hai hoặc nhiều lần trong đêm (nocturia).
  • Trường hợp nặng thì đái dầm ngắt quãng (đái dầm cách hồi)

Mặc dù tiểu rắt nhưng không có tiểu buốt nếu không có nhiễm khuẩn đường tiểu dưới. Số lượng nước tiểu trong ngày không quá nhiều (không có đa niệu).

Một số triệu chứng đi kèm như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, són tiểu. Không chỉ là một rắc rối của cơ thể, bàng quang tăng hoạt còn làm giảm chất lượng sống.

vicare.vn-cach-chua-khoi-bang-quang-tang-hoat-body-1

Biến chứng của bàng quang tăng hoạt

  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây cảm giác xấu hổ, cản trở nhiều trong sinh hoạt và lao động.
  • Những người có bàng quang tăng hoạt dễ bị trầm cảm.
  • Rối loạn giấc ngủ và chu kỳ giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Một số người không kiềm chế được mót tiểu gây đái són, nhất là khi căng thẳng, khi ho, hắt hơi, cười.
  • Dễ nhiễm khuẩn tiết niệu

Điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt

Có 4 phương pháp điều trị hội chứng bàng quang: Biện pháp không dùng thuốc, biện pháp dùng thuốc, biện pháp can thiệp, biện pháp phẫu thuật.Trong đó, biện pháp không dùng thuốc, người bệnh có thể thực hiện được, không tốn kém mà có hiệu quả. Người bệnh cần phải kiên trì,hợp tác thì mới có hiệu quả được.

Biện pháp không dùng thuốc

Để điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt hiệu quả mà không dùng thuốc,HoiBenh mách các bạn một số mẹo sau:

Điều chỉnh lượng chất lỏng (Nước) cơ thể hấp thụ: Điều chỉnh số lượng và thời gian tiêu thụ. Bạn nên uống đủ nước trong ngày để giữ đủ nước, nhưng uống quá nhiều không thực sự tốt cho sức khỏe của bạn, vì nó có thể khiến bạn mắc tiểu thường xuyên hơn. Để tránh bàng quang tăng hoạt động, tốt hơn là giảm 25% lượng nước uống của bạn để bàng quang của bạn không bị đầy.Bạn cũng nên tránh uống cà phê, trà đen, rượu và đồ uống có ga vì chúng có thể gây căng thẳng hơn cho bàng quang.

Tập luyện phản xạ đi tiểu: Bắt đầu tập nhịn thời gian rất ngắn rồi tăng dần, chẳng hạn như 10 phút, và dần dần tập đi tiểu mỗi 3 - 5 giờ.

Đi tiểu kép: Những người còn số lượng nước tiểu tồn dư đáng kể cần tập đi tiểu kép, nghĩa là sau khi đi tiểu, chờ một vài phút và sau đó thử lại và dùng tay ép vào bụng phía trên xương mu ở tư thế ngồi (tư thế có súng) để làm trống bàng quang hoàn toàn.

Tập đi vệ sinh theo lịch trình: cần có một kế hoạch đi tiểu mỗi 2 - 4 giờ hơn là khi cảm thấy mót đi tiểu.

vicare.vn-cach-chua-khoi-bang-quang-tang-hoat-body-2

Kiểm soát cân nặng: Thừa cân có thể làm nặng thêm các vấn đề về bàng quang và khiến căng thẳng không kiểm soát được. Nếu bạn phát triển căng thẳng không kiểm soát được, bàng quang của bạn sẽ rò rỉ một lượng nhỏ nước tiểu khi bạn vận động cơ thể hoặc khi bạn ho hoặc hắt hơi. Giảm cân có thể giúp bạn giảm áp lực dư thừa lên bàng quang và các cơ xung quanh.

Tập bài tập cơ sàn chậu: Bài tập Kegel tăng cường các cơ sàn chậu và cơ thắt niệu đạo rất quan trọng để giữ nước tiểu ngay cả khi bàng quang và cơ thắt mất tương hợp. Bài tập giúp tăng cường sức mạnh các cơ sàn chậu có thể giúp ngăn chặn các cơn co thắt không tự chủ của bàng quang. Có thể phải mất sáu đến tám tuần trước khi nhận thấy sự khác biệt trong các triệu chứng. Bài tập Kegel cho nữ

  • Cấp độ 1 (Nín tiểu): co cơ âm đạo rồi thả lỏng giống như khi đang đi tiểu mà nhịn tiểu giữa chừng, lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian 10-20 phút.
  • Cấp độ 2 (Tập Kegel với ngón tay): rửa sạch tay trước khi tập, đưa một ngón tay vào âm đạo sau đó co cơ âm đạo để thắt chặt ngón tay.
  • Cấp độ 3 (Co thắt âm đạo, giữ nguyên 5 giây): co thắt cơ âm đạo một chút, đếm đến 5. Co thắt cơ âm đạo thêm một chút nữa, đếm đến 5. Co thắt cơ âm đạo hết mức có thể, đếm đến 5. Sau đó, thả lỏng cơ âm đạo theo từng mức một, mỗi mức đếm đến 5.
  • Cấp độ 4 (Lặp đi lặp lại liên tục nhiều lần): đây là cấp độ khó nhất của bài tập

Co cơ âm đạo 3 giây, thả lỏng, lặp lại 10 lần.Co thắt và thả lỏng càng nhanh càng tốt, lặp lại 25 lần.

Đặt thông bàng quang ngắt quãng: Có thể đặt thông bàng quang định kỳ để tháo nước tiểu trong trường hợp bí tiểu.

Dùng tã thấm nước: Có thể dùng tã thấm nếu không kiểm soát được đi tiểu. Ngoài ra, việc sử dụng tã thấm giúp người bệnh không bị giới hạn các hoạt động do triệu chứng són tiểu.

Biện pháp có dùng thuốc

vicare.vn-cach-chua-khoi-bang-quang-tang-hoat-body-3

Thuốc thư giãn bàng quang:có thể có hiệu lực làm giảm các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt và làm giảm triệu chứng tiểu không kiểm soát.

Các thuốc này bao gồm tolterodine (Detrol), oxybutynin (Ditropan), oxybutynin và (Oxytrol), trospium (Sanctura), solifenacin (Vesicare) và darifenacin (Enablex). Những thuốc này thường được sử dụng kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc.

Tác dụng phụ thường gặp của các thuốc này bao gồm khô mắt và khô miệng, nhưng uống nước để để làm giảm khô miệng có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt.

Tiêm Botulinum toxin A vào thành bàng quang

Thuốc này là một protein chiết xuất từ độc tố của vi khuẩn độc thịt. Với liều lượng nhỏ trực tiếp tiêm vào thành bàng quang, thuốc làm liệt cơ bàng quang có hồi phục và duy trì tác dụng trong 4 - 6 tháng. Tuy nhiên botulinum toxin A có thể gây một số nguy cơ xấu cho bàng quang ở người lớn tuổi và những người đã bị suy yếu do vấn đề sức khỏe khác.

Biện pháp can thiệp

Kích thích thần kinh cùng, các dây thần kinh cùng dẫn truyền tín hiệu giữa các dây tủy sống và dây thần kinh tới các mô của bàng quang. Điều chỉnh các xung động thần kinh có thể cải thiện triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Cấy một điện cực gần các dây thần kinh xương cùng, nơi nó chui ra khỏi xương cùng, sau đó sử dụng xung điện để kích thích bàng quang, giống như máy tạo nhịp tim cho tim. Nếu thành công trong việc giảm triệu chứng, dây điện cực được kết nối với một thiết bị có pin nhỏ đặt dưới da.

Phẫu thuật

Phẫu thuật để điều trị bàng quang tăng hoạt được dành cho những người có triệu chứng nặng, những người không đáp ứng với điều trị khác. Mục đích là để cải thiện khả năng lưu trữ của bàng quang và làm giảm áp lực trong bàng quang. Tuy nhiên, các thủ thuật này sẽ không giúp giảm đau bàng quang. Các biện pháp can thiệp bao gồm:

Phẫu thuật để tăng sức chứa của bàng quang: Sử dụng đoạn ruột của bệnh nhân để thay thế một phần của bàng quang. Nếu sử dụng phẫu thuật này có thể cần phải sử dụng một ống thông bàng quang liên tục để làm trống bàng quang trong suốt cuộc đời còn lại. Đây là một phẫu thuật lớn có thể có những tác dụng phụ nghiêm trọng, phẫu thuật này chỉ dành cho những người có bàng quang tăng hoạt nghiêm trọng không cải thiện được mặc dù đã sử dụng các phương pháp điều trị khác.

Loại bỏ bàng quang: Phẫu thuật này được sử dụng như một phương cách cuối cùng và liên quan đến việc loại bỏ bàng quang và đính kèm một bao thu thập nước tiểu.

Xem thêm:

  • “Giải mã” bệnh viêm bàng quang từ A đến Z
  • Vì sao con người đi tiểu nhiều vào mùa đông?
  • Siêu âm tổng quát kiểm tra các bộ phận nào?