Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết những dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa sớm nhất, cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em và cách phòng ngừa bệnh.
Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết những dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa sớm nhất, cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em và cách phòng ngừa bệnh.
Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa ở trẻ em
Đường ống tai nhỏ (hay còn gọi là nhĩ) ở trong tai trẻ là nơi kết nối vùng tai giữa với phần sau của vùng họng và mũi. Đường ống tai nhỏ có diện tích nhỏ lại phát triển theo chiều ngang nên vi khuẩn phát triển nếu họng và mũi ẩm ướt, tiết dịch nhầy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám và xung quanh khu vực này. Vi khuẩn gây bệnh ở tại đây lại tiếp tục lan ra xung quanh, trong đó có vùng tai giữa và hình thành nên bệnh viêm tai giữa. Có 2 loại viêm tai giữa là viêm giữa chảy mủ và thanh dịch:
- Viêm tai giữa chảy mủ có 2 giai đoạn mãn tính và cấp tính:
- Giai đoạn cấp tính: Trẻ bị đau tai, hay dùng tay dụi vào tai, sốt cao, quấy khóc, biếng ăn, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa. Sau đó khoảng 2 đến 3 ngày, trước áp lực từ mủ, màng nhĩ bị thủng một lỗ nhỏ để chảy mủ và dịch ra ngoài; dịch mủ chảy ra từ mũi hoặc tai sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc gặp không khí lạnh. Một khi mủ được thoát ra bên ngoài thì các triệu chứng nêu trên sẽ thuyên giảm.
- Giai đoạn mãn tính: Lúc này, triệu chứng còn lại của bệnh chủ yếu tập trung vào chảy mủ lúc đầu trắng xanh nhạt sau đó chuyển sang giai đoạn mạn tính với màu hơi vàng nhạt hoặc loãng.
- Viêm tai giữa thanh dịch hay được gọi là ứ dịch: Màng nhĩ đóng kín, không cho dịch được tống ra bên ngoài, cứ đọng mãi ở trong tai. Chính vì thế, trẻ có cảm giác ù tai, nặng tai, nghe kém. Trường hợp này cần khám nội soi để quan sát được những bất thường của màng nhĩ và phát hiện bệnh: màng nhĩ không thủng nhưng biến đổi màu sắc, màu ánh vàng hoặc vàng; màng nhĩ phồng do ứ dịch hoặc lõm do xơ dính; có dịch sau màng nhĩ.
- Những biểu hiện khác của viêm tai giữa ở trẻ: Trẻ hay tỉnh dậy vào ban đêm, cáu kỉnh; khi bé nằm ngửa, dịch trên tai sẽ trở về màng nhĩ khiến trẻ khó chịu và không muốn nằm ngửa; trẻ bị cảm lạnh kèm theo nghèn ở mắt, cho thấy trẻ đã bị viêm ở một vùng xoang nào đó hoặc ở tai.
Khả năng nghe của trẻ sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố là khả năng rung của đúng nhịp của màng nhĩ và vùng tai giữa. Viêm tai giữa kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến màng nhĩ từ đó làm giảm khả năng nghe. Nguy hiểm hơn nếu trẻ mắc bệnh ở thời gian tập nói sẽ giảm khả năng hấp thụ ngôn ngữ, tư duy và trí nhớ phát triển chậm.
Nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ em
Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn kém - đây là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến khu vực tai, mũi, họng như: cảm lạnh, viêm phế quản, viêm mũi, viêm họng viêm VA, viêm tai giữa,..
Cấu trúc vòi nhĩ nhỏ và ngắn khiến cho độ chênh lệch từ họng lên tai giữa thấp, do đó khu vực này dễ bị dịch nhầy ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển rồi lây lan đến tai giữa hoặc họng.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân phổ biến khác gây nên bệnh:
- Nước vào tai trong quá trình tắm gội.
- Vệ sinh tai không đúng cách.
- Nhiễm bệnh từ các trẻ khác bị bệnh.
- Tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm.
- Nằm ăn khiến cho thức ăn bị sặc lên mũi, lên tai.
- Trẻ hay bị viêm tai giữa vào mùa lạnh, nhiễm lạnh.
- Trẻ bị viêm tai giữa tái phát tức là trước đó đã từng bị bệnh.
Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em đúng cách
Nếu tinh tế và chú ý quan sát con hơn một chút, bố và mẹ có thể dễ dàng nhận biết những biểu hiện bất thường ở tai của trẻ và phát hiện bệnh viêm tai giữa sớm. Khi đi khám, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng viêm tai giữa để quyết định lộ trình điều trị. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ chờ thêm một khoảng thời gian 2 đến 3 ngày sau, nếu có hiện tượng ứ dịch và bệnh không tiến triển thì lúc này sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh cho trẻ. Lúc này, thuốc kháng sinh có tác dụng giúp tai bé dễ chịu hơn nhờ loại bỏ đi một phần vi khuẩn gây hại nên giảm được sốt và đau nhanh hơn đồng thời phòng ngừa tình trạng viêm lan rộng ra quanh tai, lan lên não.
Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em khi bước sang giai đoạn ứ mủ sẽ được bác sĩ cân nhắc việc trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ sẽ được cân nhắc, và thường được kết hợp điều trị với các loại thuốc điều trị toàn thân chuyên khoa.
Trong quá trình điều trị, nếu trẻ cảm thấy đau quá, đau khiến trẻ không ngủ được, hay quấy khóc, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm thuốc giảm đau Paracetamol hoặc ibuprofen hoặc hướng dẫn bố mẹ giảm đau bằng chườm ấm hoặc bằng dầu oliu hoặc dầu thực vật ấm.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chú ý tới cách vệ sinh tai cho trẻ thông qua 3 cách sau đây:
- Nhúng khăn mặt sạch và nước ấm rồi vắt sạch nước để lau tai.
- Nhỏ từ 1 đến 2 giọt nước sinh lý vào tai.
- Vệ sinh tai bằng thuốc rửa tai chuyên dụng có chỉ định từ bác sĩ..
Phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ
- Cho trẻ bú mẹ thường xuyên để tăng sức đề kháng, chống chọi với vi khuẩn gây hại cho trẻ.
- Tư thế ăn: Nên cho bé bú bình ở tư thế thẳng đứng, ngồi ăn; không nằm ăn để tránh bị sặc.
- Cho trẻ tránh xa các vật gây kích thích tạo dịch nhầy trong hốc mũi như lông động vật, thú nhồi bông; tránh xa khói thuốc.
- Cho trẻ ăn đồ ăn đa dạng để tăng cường hệ miễn dịch.
- Hạn chế cho trẻ ngậm núm vú giả trong khi bình sữa trống không vì nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa viêm tai giữa và núm vú giả ở trẻ.
Khi lớn lên, vòi nhĩ sẽ ngày càng hẹp, dài và nghiêng hơn; nhờ đó nguy cơ trẻ bị viêm tai giữa là rất thấp. Do vậy, bố mẹ chỉ cần cố gắng chăm sóc con đúng cách hơn một chút cũng giúp con đẩy lùi bệnh viêm tai giữa đến với mình.
Xem thêm:
- Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ em và cách điều trị
- Nên cẩn thận với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
- Điều trị viêm tai giữa bằng thuốc nam an toàn và hiệu quả