Cách chữa bệnh tăng động ở trẻ
Hội chứng tăng động giảm chú ý là bệnh lý tâm thần thường gặp nhất ở trẻ em. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh có khi lại là biểu hiện có thể gặp ở trẻ không bệnh. Vì thế, việc chẩn đoán không phải dễ.
Cách chữa bệnh tăng động ở trẻ
Tin mừng là khi trẻ được phát hiện và bắt đầu kế hoạch điều trị sớm, trẻ có thể hòa nhập, sống vui vẻ và phát triển xã hội như đa phần dân số. Vậy cách chữa bệnh tăng động ở trẻ như thế nào?
Bệnh tăng động ở trẻ em là gì?
- Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ảnh hưởng trẻ em và thanh thiếu niên và có thể tiếp tục ảnh hưởng ở tuổi trưởng thành. ADHA là hội chứng tâm thần thường gặp nhất ở trẻ em.
- Trẻ em có hội chứng tăng động giảm chú ý có biểu hiện hiếu động mà không kiểm soát tương ứng phù hợp với ngưỡng hiếu động thường gặp ở đa phần các trẻ em khác. Những hành vi như vậy có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em trường học và ở nhà.
- Hội chứng tăng động giảm chú ý thường xuất hiện ở trẻ nam hơn. Hội chứng được phát hiện vào những năm đầu đời đi học, khi đứa trẻ bắt đầu có những vấn đề về thiếu tập trung.
Nguyên nhân của hội chứng tăng động ở trẻ
- Yếu tố di truyền. Hội chứng này ở trẻ có xu hướng xảy ra trong một gia đình
- Rối loạn hoạt chất thần kinh. Các chất dẫn truyền thần kinh ở trẻ có hội chứng tăng động giảm chú ý không cân bằng như đa phần trẻ khác
- Bất thường cấu trúc não bộ. Những vùng não kiểm soát sự chú ý thì bị giảm hoạt động
- Thiếu dinh dưỡng, nhiễm trùng, hút thuốc, uổng rượu, nghiện thuốc trong thai kỳ. Những điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ
- Độc chất, ví dụ như chì. Chúng có thể ảnh hưởng đến não bộ trẻ
- Tổn thương não hay bệnh lý não. Tổn thương phần trước của não, được gọi là hồi trán (frontal lobe), có thể gây ra các vấn đề về kiểm soát hành vi và cảm xúc
Ăn nhiều đường, xem quá nhiều TV, dị ứng thức ăn, trường học không là nguyên nhân của hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ.
Triệu chứng của tăng động ở trẻ em
Ở trẻ em, có 3 nhóm triệu chứng của hội chứng: nhóm giảm chú ý, nhóm hiếu động, nhóm không kiểm soát
Nhóm giảm chú ý:
- Dễ bị phân tâm
- Không làm theo phương hướng hoặc hoàn thành công việc được
- Không tỏ ra là lắng nghe
- Không để ý và có thể mắc lỗi bất cẩn
- Quên những hoạt động hằng ngày
- Gặp rắc rối trong việc sắp xếp các công việc mỗi ngày
- Thường làm mất đồ đạc
- Thường nhìn bâng quơ mơ màng
Nhóm hiếu động:
- Thường hay vặn vẹo người, nhịp chân, hoặc đá chân khi ngồi
- Không chịu ngồi yên
- Luôn hoạt động gây tiếng ồn lớn
- Luôn cử động, chẳng hạn như chạy hoặc leo trẻo
- Nói không ngừng nghỉ
Nhóm không kiểm soát:
- Không thể đợi tới lượt của mình
- Phát ngôn đột ngột, không chủ ý
- Ngắt lời người khác
Triệu chứng thường chỉ có giá trị gợi ý, vì một số triệu chứng của hội chứng ADHD vẫn có thể biểu hiện ở trẻ bình thường. Vì thế, có thể bác sĩ sẽ đề nghị cho trẻ một chẩn đoán hình ảnh não bộ.
Cách chữa bệnh tăng động ở trẻ em
Nhiều triệu chứng của ADHD có thể được kiểm soát bằng thuốc và liệu pháp không dùng thuốc.
Thuốc:
Thuốc được gọi là chất kích thích có thể giúp kiểm soát hành vi hiếu động, kiểm soát hành vi và tăng khoảng chú ý. Chúng bao gồm:
- Amphetamine (Adzenys XR ODT, Dyanavel)
- Dexmethylphenidate (Focalin)
- Dextroamphetamine (Adderall, Dexedrine)
- Lisdexamfetamine (Vyvanse)
- Methylphenidate (Aptensio, Cotempla, Concerta, Daytrana, Jornay, PM, Metadate, Methylin, Quillivant, Ritalin)
Thuốc kích thích không tác dụng cho tất cả đối tượng ADHD.
Thuốc không kích thích được kê toa cho người lớn tuổi hơn 6. Bao gồm:
- Atomoxetine (Strattera)
- Clonidin (Kapvay)
- Guanfacine (Intuniv)
Bổ sung chế độ ăn uống với omega 3 đã cho thấy một số lợi ích. Vayarin, thực phẩm bổ sung có chứa omega-3, là loại kê toa.
Trị liệu không dùng thuốc: Những phương pháp điều trị tập trung vào việc thay đổi hành vi
- Giáo dục đặc biệt giúp một đứa trẻ học ở trường.
- Chương trình sửa đổi hành vi, dạy cách thay thế những hành vi xấu bằng những hành vi tốt.
- Tâm lý trị liệu (tư vấn) có thể giúp trẻ bị ADHD học những cách tốt hơn để xử lý cảm xúc và sự sợ hãi của trẻ. Tư vấn cũng có thể giúp các thành viên gia đình hiểu rõ hơn về đứa trẻ bị ADHD.
- Chương trình đào tạo kỹ năng xã hội có thể dạy các hành vi, chẳng hạn như thay phiên, đợi lượt và chia sẻ.
Máy kích xung: Đây là một phương pháp tiếp cận mới được FDA phê duyệt gần đây. Hệ thống kích thích dây thần kinh sinh ba bên ngoài (eTNS) của Monarch có kích thước bằng một chiếc điện thoại di động. Nó được gắn vào các điện cực trên trán của trẻ. Các xung động ở mức độ thấp sau đó được gửi đến một phần của bộ não được cho là gây ra ADHD. Thiết bị này thường được đeo vào ban đêm và chỉ được chấp thuận cho trẻ em từ 7 đến 12 tuổi không dùng thuốc chữa ADHD.
Hội những trẻ có ADHD. Những người có vấn đề và nhu cầu tương tự có thể tạo ra sự chấp nhận, đồng cảm và hỗ trợ lẫn nhau. Các nhóm này giúp các nhà nghiên cứu có thêm dữ liệu hiểu thêm về ADHD. Các nhóm này hữu ích cho cha mẹ của trẻ bị ADHD.
Bệnh tăng động và sự phát triển xã hội của trẻ
Hội chứng tăng động giảm chú ý không thể được phòng ngừa hay chữa khỏi. Nhưng khi phát hiện càng sớm, có một kế hoạch điều trị và giáo dục phù hợp, có thể giúp trẻ có ADHD kiểm soát triệu chứng của trẻ.
Rất nhiều trẻ ADHD sống thành công, vui vẻ, hòa nhập. Sự điều trị là có tác dụng, quan trọng là mỗi bậc phụ huynh cần để ý đến các triệu chứng để đưa trẻ đi khám bệnh sớm và thường xuyên. Đôi khi, thuốc và kế hoạch điều trị từng hiệu quả có thể trở nên trơ, không còn tác dụng. Trẻ sẽ cần một kế hoạch điều trị mới. Với nhiều trẻ, triệu chứng được cải thiện theo tuổi, và một số có thể ngưng thuốc.
Xem thêm:
- 12 cách kiểm soát trẻ mắc hội chứng rối loạn tăng động
- Tổng quan về bệnh tăng áp động mạch phổi và nơi điều trị
- Biện pháp giúp trẻ mắc chứng ADHD - tăng động giảm chú ý tự tin hơn