Cách chữa bệnh phong lạnh

Bệnh phong lạnh hay phong lạnh nổi mề đay là một bệnh phổ biến, trong đó trẻ em, thanh thiếu niên chiếm 80% và gây những biến chứng nguy hiểm. Vậy cách chữa bệnh phong lạnh như thế nào? Mời bạn đọc cùng HoiBenh đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Cách chữa bệnh phong lạnh Cách chữa bệnh phong lạnh

1. Nguyên nhân gây bệnh phong lạnh

Có khá nhiều nguyên nhân trong cuộc sống dẫn đến tình trạng phong lạnh mề đay. Đa số các nguyên nhân này đều liên quan mật thiết đến lối sống, sinh hoạt, tiền sử bệnh và cơ địa của người bệnh:

  • Nguyên nhân do di truyền

Đây là một trong những nguyên nhân khó có thể tránh được nếu như trong gia đình có người mắc bệnh phong lạnh thì thế hệ sau cũng có khả năng cao mắc phải căn bệnh này với tỉ lệ cao hơn so với những người bình thường.

  • Ảnh hưởng của các loại thức ăn

Những loại thực phẩm dễ gây dị ứng thường gặp nhất là các loại hải sản, tôm, cua, ghẹ, sò, các loại cá, thịt bò, rượu, bia, các chất kích thích,...

Ngoài ra, một số loại thực phẩm cay nóng, các loại thực phẩm có nhiều chất bảo quản, chất tạo màu, một số loại thực phẩm chế biến sẵn,... cũng có thể dẫn đến tình trạng dị ứng, khó chịu, phong lạnh ngoài da.

vicare.vn-cach-chua-benh-phong-lanh-body-1
  • Ảnh hưởng của thời tiết

Những ảnh hưởng của thời tiết thường gặp phải vào giai đoạn giao mùa, có sự thay đổi nhiệt độ nóng, lạnh đột ngột, không khí có độ ẩm cao... khiến cơ thể dễ mắc bệnh ngoài da, mề đay, phong lạnh.

  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý

Các bệnh lý có thể dẫn đến phong lạnh, mề đay ngoài da như bệnh viêm gan A, viêm gan B, bệnh xơ gan, bệnh ung thư gan,... Bên cạnh đó, những loại bệnh khác gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến cho sức phòng thủ của cơ thể bị rối loạn, bị yếu đi,... cũng có thể tạo điều kiện cho bệnh phong lạnh.

  • Ảnh hưởng từ các loại thuốc

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị huyết áp, các bệnh tim mạch, xương khớp, thuốc ngừa thai, vaccin, penicillin... có thể dẫn đến tình trạng dị ứng, mề đay và phong lạnh.

  • Ảnh hưởng từ cơ địa của bệnh nhân

Một số bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm, người có sức đề kháng yếu, miễn dịch không khỏe mạnh, các yếu tố tâm lý, lo âu, căng thẳng, stress,... cũng có thể dẫn đến tình trạng bệnh phong lạnh, mề đay, mẩn ngứa trên da.

2. Triệu chứng điển hình của bệnh phong lạnh nổi mề đay

Theo các chuyên gia da liễu, triệu chứng của phong lạnh nổi mề đay thường xuất hiện ngay khi da tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ không khí hoặc nước lạnh. Một số đặc trưng của bệnh gồm:

  • Xuất hiện tình trạng mẩn ngứa, sẩn đó
  • Da người bệnh nổi những mảng hồng, trắng, hơi sưng nhẹ (mề đay) trên da
  • Phù nề và phát ban trên da
  • Ngoài ra còn có các dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi
  • Trường hợp nặng có thể bị khó thở, co thắt phế quản, khó thở, giãn mạch và tình trạng tụt huyết áp

Đặc điểm của bệnh phong lạnh nổi mề đay là những cơn ngứa kéo dài, càng gãi thì càng ngứa. Các nốt mẩn ngứa có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, thường là những vùng da lớn như tay, chân, lưng, mặt,... Người có các triệu chứng phong lạnh nổi mề đay thường khó chịu suốt ngày, kể cả buổi tối, dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và cuộc sống.

3. Cách chữa bệnh phong lạnh bằng thuốc dân gian

Đa số những phương pháp chữa phong lạnh nổi mề đay theo dân gian thường sử dụng những nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm. Cách làm cũng khá đơn giản, tuy nhiên việc sử dụng các bài thuốc trị phong lạnh từ dân gian hiệu quả thường ở mức tương đối, tác dụng thường chậm. Các phương pháp này chủ yếu dựa nhiều vào kinh nghiệm chữa trị trong dân gian.

Chữa bệnh phong lạnh bằng vỏ cây tràm

Chuẩn bị

  • Lá tràm khoảng 20g
  • Cành tươi, vỏ cây tràm

Thực hiện

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên trước khi dùng
  • Vỏ cây tràm, cành tươi, và đem sắc với nước
  • Pha loãng với nước sạch để ngâm rửa và tắm, giúp làm dịu tình trạng phong lạnh nổi mề đay trên da
  • Cách này có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe ngoài da một cách tự nhiên, khá tốt cho sức khỏe bệnh nhân

Trị phong lạnh bằng cây cúc tần

Chuẩn bị

  • Lá cúc tần từ 10 – 15g

Thực hiện

  • Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo
  • Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi nước sạch, sau đó đun sôi
  • Chắt lấy nước để sử dụng để tắm, giúp làm sạch tình trạng da và giúp làm dịu tình trạng phong lạnh nổi mề đay trên da

Chữa bệnh phong lạnh bằng lá khế

Chuẩn bị

  • Lá khế khoảng 1 nắm tươi

Thực hiện

  • Lá khế tươi rửa sạch, để ráo nước
  • Rang lá khế trong chảo cho ấm lên
  • Lá thuốc vừa mới sao đem cho vào một miếng gạt
  • Chà lên những vùng da bị ngứa, lặp lại vài lần để cải thiện các triệu chứng phong lạnh nổi mề đay trên da

Lá hẹ chữa phong ngứa

Chuẩn bị

  • Lá hẹ tươi khoảng 100g

Thực hiện

  • Lá hẹ rửa sạch sau đó ngâm nước và để ráo
  • Lá hẹ đem cắt thành khúc thành những đoạn nhỏ, cho vào nồi
  • Thêm vào nửa lít nước vào nồi sau đó đun sôi
  • Lấy nước để lau lên vùng da nổi mề đay để làm sạch da, giảm tình trạng khô da, ngứa ngáy, khó chịu do chứng phong lạnh.
vicare.vn-cach-chua-benh-phong-lanh-body-2

4. Cách chữa bệnh phong lạnh bằng thuốc Tây Y

Các thuốc Tây Y chữa phong lạnh nổi mề đay thường là các thuốc chống dị ứng, thuốc corticoid và một số loại thuốc chống mẫn cảm quá mức trên da. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống dị ứng với các tác dụng rất khác nhau. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc khác nhau, có thể dùng đơn lẻ hoặc phối hợp nhiều loại thuốc.

Thuốc chống dị ứng

Các loại thuốc chống dị ứng thường dùng nhất là các loại thuốc kháng histamin. Đây là một trong những loại thuốc để làm giảm các dấu hiệu dị ứng như ngứa ngáy, chảy nước mũi, phát ban, nổi mề đay, phong lạnh,... Thuốc kháng histamin gồm có một số dạng thuốc dùng qua đường uống, các thuốc dạng xịt, các thuốc nhỏ. Một số thuốc kháng histamin gồm có:

  • Thuốc kháng histamin ở dạng đường uống (dạng dung dịch, dạng viên) gồm các loại Loratadin, Cetirizin, Desloratadin,...
  • Thuốc kháng histamin dạng xịt, nhỏ mũi có một số loại như như olopatadine, azelastine,...

Tác dụng chính của các thuốc chống dị ứng này là giúp ngăn chặn quá trình tiết histamin – hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các dấu hiệu dị ứng, mề đay xảy ra. Các thuốc này có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng đơn lẻ hoặc dùng phối hợp cùng với một số loại thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.

Thuốc chữa phong lạnh nổi mề đay chứa corticoid

Các thuốc chứa corticoid là một trong những thuốc để giúp can thiệp cho những trường hợp dị ứng mức độ vừa và nặng. Tác dụng chính của corticoid là làm giảm viêm nhanh trên những vùng da có thương tổn. Những loại thuốc corticoid thường được sử dụng phổ biến trong điều trị gồm có:

  • Thuốc corticoid dạng mũi như budesonide, mometasone, fluticasone,...
  • Thuốc corticoid dạng hít gồm budesonid, beclomethasone, fluticason,...
  • Thuốc corticoid dạng nhỏ gồm prednisolone, fluorometholone, dexamethason,...
  • Thuốc corticoid dạng kem bôi da gồm có flucinar, triamcinolone, hydrocortisone,...
  • Thuốc corticoid đường uống.

Do các thuốc corticoid hầu hết là các loại thuốc có tác dụng mạnh, do đó việc tính toán về liều lượng sử dụng và thời gian sử dụng là đặc biệt quan trọng. Đa số những trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng corticoid thường trong một thời gian khá ngắn, ít khi quá 7 ngày.

Thuốc ngăn ngừa mẫn cảm

Các thuốc trị phong lạnh ngăn ngừa mẫn cảm (thuốc giảm mẫn cảm đặc hiệu) có vai trò quan trọng trong cơ chế sản sinh dị ứng. Thuốc có tác dụng giúp bất hoạt các kháng thể IgE tự do, làm giảm nồng độ kháng thể IgE tự do trong máu. Các loại thuốc ngăn ngừa mẫn cảm thường được sử dụng bao gồm:

  • Các loại thuốc kháng IgE
  • Các thuốc kháng thromboxane A2
  • Các thuốc kháng cytokine của tế bào lympho
vicare.vn-cach-chua-benh-phong-lanh-body-3

5. Những lưu ý khi trị bệnh phong lạnh

Trong quá trình điều trị bệnh phong lạnh nổi mề đay, người bệnh cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định để gia tăng hiệu quả, đồng thời tránh tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Bạn nên điểm qua và ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:

  • Tuyệt đối không gãi khi bị ngứa để tránh những ảnh hưởng, xây xát và làm thương tổn, chảy máu da. Gãi nhiều có thể khiến da viêm nhiễm cũng như để lại sẹo.
  • Khi đang bị phong lạnh bạn nên tránh tắm với nước lạnh vì sẽ gây khó chịu hơn cũng như làm nặng thêm tình trạng phong lạnh trên da.
  • Với phong hàn do thời tiết người bệnh nên chú ý ở nơi kín gió, tránh nóng lạnh khi thời tiết thay đổi thất thường để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh nên cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng, giúp chống lại các tác nhân dị ứng và làm bệnh chóng khỏi hơn.
  • Những đợt phong lạnh phát nặng nên có sự can thiệp từ bác sĩ ngay để tránh tình trạng phong lạnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Việc sử dụng thuốc trị phong lạnh cần có chỉ dẫn của bác sĩ tránh trường hợp bệnh nặng thêm, không tự ý đổi thuốc, đổi liều dẫn đến tình trạng nhờn thuốc.

6. Ảnh hưởng của bệnh phong lạnh đối với người bệnh

Theo các chuyên gia, tương tự như nhiều bệnh dị ứng ngoài da khác, bệnh phong lạnh nổi mề đay không phải là bệnh nguy hiểm. Tuy vậy bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và các công việc thường nhật của bệnh nhân. Một số ảnh hưởng thường gặp nhất của bệnh phong lạnh bao gồm:

  • Gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ sâu, ngủ ngon do cơn ngứa ngáy khó chịu và kéo dài.
  • Dễ tạo ra các vết loét ngoài da do bệnh nhân gãi vì ngứa. Từ đó có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, gây đau, khó chịu và có thể để lại sẹo.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của bệnh nhân, dễ gây ra ngứa ngáy, khó chịu tạo ra những thay đổi trong tâm sinh lý của người bệnh, làm cho bệnh nhân dễ căng thẳng, cáu gắt, khó chịu

Cá biệt, một số trường hợp bị mề đay vùng cổ họng, khí quản nếu gây phù cổ họng tái đi tái lại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, gây những triệu chứng như khó thở, đau ngực, dễ buồn nôn, lo lắng, hạ huyết áp, ngạt khí,... Một số trường hợp xấu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.

Như vậy, phong lạnh là bệnh tương đối thường gặp trong cuộc sống và cũng không phải là nhóm bệnh nguy hiểm, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của người mắc phải. Có kiến thức về bệnh cũng như nắm được những cách chữa bệnh phong lạnh là giải pháp giúp bạn đẩy lùi căn bệnh này, tránh được những ảnh hưởng không mong muốn trong đời sống và sinh hoạt.

Xem thêm:

  • Giải đáp thắc mắc bệnh phong có di truyền không?
  • Người mắc bệnh phong có lây nhiễm không?
  • Khi bị bệnh phong không nên ăn gì?