Cách chữa bệnh Herpes ở miệng

Bệnh Herpes là một bệnh không hiếm gặp, gây ảnh hưởng xấu đến diện mạo của cơ thể trong thời gian mắc bệnh. Vậy bệnh Herpes là gì và cách chữa bệnh Herpes ở miệng như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.

Cách chữa bệnh Herpes ở miệng Cách chữa bệnh Herpes ở miệng

Bệnh Herpes là một bệnh không hiếm gặp, gây ảnh hưởng xấu đến diện mạo của cơ thể trong thời gian mắc bệnh. Vậy bệnh Herpes là gì và cách chữa bệnh Herpes ở miệng như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.

1. Bệnh Herpes là gì?

Herpes môi là bệnh truyền nhiễm do một loại virus có tên là Herpes đơn dạng loại 1 gây ra. Mụn rộp có thể xuất hiện trên nhiều bộ phận của cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở quanh môi, má, mũi và trường hợp hiếm là trong mắt. Bệnh Herpes môi thường tự khỏi trong vòng hai đến bốn tuần, nhưng do bệnh này có thể gây đau và ảnh hưởng đến diện mạo của cơ thể. Vậy nên nhiều bạn muốn khỏi nhanh chóng càng sớm càng tốt. Tuy chưa được khoa học kiểm chứng một cách xác đáng, nhưng có nhiều liệu pháp được cho là có hiệu quả trong việc điều trị bệnh Herpes môi.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh Herpes

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh Herpes:

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt vùng môi
  • Căng thẳng hay mệt mỏi
  • Bị nhiễm bệnh khác chẳng hạn như cảm hoặc cúm
  • Dị ứng thực phẩm
  • Chữa răng hay tổn thương vùng môi hay nướu
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Phẫu thuật thẩm mỹ ví dụ như xóa sẹo hay làm mịn da bằng tia laser
  • Mang thai và thay đổi hormone phụ nữ do chu kỳ kinh nguyệt
  • Bệnh mụn rộp sẽ nặng và lâu hơn ở người có miễn dịch bị suy yếu so với người khỏe.

3. Triệu chứng của bệnh Herpes

vicare.vn-cach-chua-benh-herpes-o-mieng-body-1

Bệnh Herpes môi là đám vết phồng rộp nhỏ trên môi và xung quanh miệng do virus Herpes simplex gây ra. Phần da xung quanh chỗ phồng thường bị đỏ, sưng lên và đau nhức. Chỗ phồng có thể vỡ, dịch trong chảy ra và sau đó đóng vảy rồi biến mất sau vài ngày tới 2 tuần.

Ngoài ra còn có thể có những triệu chứng khác như:

  • Đau miệng dẫn đến việc ăn uống và ngủ gặp ảnh hưởng. Mụn rộp có thể gây đau đớn cho bệnh nhân
  • Bị đau họng
  • Sưng hạch cổ
  • Bị sốt
  • Chảy nước dãi ở trẻ nhỏ.

Lần đầu nhiễm virus, người bệnh có thể không biểu hiện mụn rộp. Tuy nhiên nếu biểu hiện, nó thường nghiêm trọng hơn những lần bùng phát sau này. Tại thời điểm phát bệnh lần đầu, mụn rộp có thể lan tràn đến mọi nơi trong miệng. Sau khi bị nhiễm, virus sẽ tồn tại trong cơ thể bệnh nhân và trở bệnh tái phát đi tái phát lại suốt quãng đời còn lại của bạn. Bệnh mụn rộp tái diễn thường phát triển ở mép môi. Giai đoạn tiền phát trong khoảng 6 đến 48 giờ đầu tiên khi mụn chưa mọc, bạn sẽ có cảm giác nhoi nhói, nóng, ngứa, tê, căng hoặc đau ở vùng nhiễm bệnh. Từ những triệu chứng trên, việc cần thiết cho người bệnh chính là tìm cách chữa bệnh Herpes ở miệng một cách kịp thời, tránh những biến chứng không cần thiết xảy đến.

4. Cách chữa bệnh Herpes ở miệng

4.1 Chế độ ăn uống

Tránh những loại thức ăn gây sưng viêm

Tránh các thức ăn gây sưng viêm. Một số thức ăn có thể làm chậm quá trình chữa lành của cơ thể, làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng tình trạng sưng viêm. Những loại thức ăn như vậy đặc biệt nên tránh đối với người mắc bệnh tự miễn, người đang uống thuốc chữa bệnh tim, phổi hoặc bệnh tiêu hóa, người vừa mới bị cảm, ho hoặc sốt. Nếu bị bệnh Herpes môi, bạn cần tránh các thực phẩm có thể gây sưng viêm dai dẳng như:

  • Carbohydrates tinh chế như bánh mì trắng, bánh ngọt hoặc bánh rán
  • Thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ
  • Thức uống có đường như soda hoặc nước tăng lực
  • Thịt đỏ như thịt bê, thịt băm hoặc nướng, thịt chế biến như xúc xích
  • Bơ thực vật và mỡ lợn.

Bổ sung những loại thực phẩm giàu Vitamin C

Bổ sung thêm vitamin C. Việc tăng cường hệ miễn dịch để chống lại virus và vi khuẩn sẽ giúp cơ thể mau lành hơn và tránh viêm nhiễm về sau. Bạn có thể dễ dàng lấy vitamin C qua thức ăn – chỉ cần ăn thêm hoa quả và rau. Các nguồn tự nhiên giàu vitamin C là:

  • Ớt chuông và ớt xanh
  • Hoa quả có múi như cam, bưởi chùm, bưởi, chanh hoặc các loại nước quả có múi không cô đặc.
  • Rau bó xôi, bông cải xanh và mầm cải brussel
  • Các loại quả mọng, bao gồm dâu tây và quả mâm xôi
  • Cà chua.

4.2 Một vài mẹo điều trị bệnh Herpes

Dùng ô-xy già

Ô-xy già có đặc tính kháng viêm và kháng virus, có thể giúp giảm sưng viêm và chống lại tình trạng nhiễm virus gây bệnh herpes môi.

Dùng bông gòn nhúng vào một thìa cà phê nước ô-xy già và áp lên vết mụn rộp khoảng 5 phút. Sau đó nhẹ nhàng rửa mặt với nước lạnh và vứt bỏ miếng bông.

Chú ý không nuốt ô-xy già khi bôi.

Đắp đá viên lên vết mụn rộp

Áp một viên đá hoặc túi đá trực tiếp lên vết mụn rộp để giảm sưng và làm tê vết đau. Nếu dùng đá viên, có lẽ bạn nên bọc vào một chiếc khăn cho dễ chịu. Áp đá lên vết mụn rộp cho đến khi vết đau tê đi, sau đó bỏ ra ngay. Không đắp quá lâu. Bạn có thể lặp lại cách nhau 1- 3 tiếng mỗi lần.

Lưu ý, bạn chỉ nên dùng cách này nếu vết mụn rộp còn mới. Nếu mụn đã vỡ ra, đá lạnh có thể gây cản trở quá trình chữa lành vì nó làm chậm sự lưu thông máu đến vết thương.

vicare.vn-cach-chua-benh-herpes-o-mieng-body-2

Dùng chanh bạc hà

Nhiều nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng bạc hà chanh để giúp giảm đỏ và sưng viêm ở các vết mụn rộp, đồng thời giảm nguy cơ tái nhiễm. Bạc hà chanh còn được dùng để trị mất ngủ, hồi hộp và khó tiêu. Loại thảo mộc này chứa eugenol, có tác dụng làm dịu các cơ bị co thắt, thư giãn các mô và diệt vi khuẩn. Tinh dầu bạc hà chanh có chứa hóa chất thực vật gọi là terpenes với hiệu quả thư giãn và kháng virus. Bạc hà chanh có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung, kem bôi, cồn thuốc và trà thảo mộc, bán ở hầu hết các cửa hàng dinh dưỡng và thảo dược.

Bôi thuốc mỡ bạc hà chanh lên vết đau tối đa 3 lần một ngày. Một lựa chọn khác là pha trà bạc hà chanh bằng cách ngâm 1/4 thìa cà phê bạc hà chanh khô vào cốc nước ấm (80–85 oC) trong 3-5 phút. Lọc lại và uống ngay mà không thêm chất ngọt. Ngoài ra, bạn có thể thấm 1 thìa cà phê trà bạc hà chanh vào bông gòn và áp lên vết mụn rộp.

Kem bôi bạc hà chanh được cho là an toàn với trẻ em. Bạn nên tham khảo bác sĩ nhi khoa để xác định liều lượng dùng cho trẻ em và trẻ sơ sinh.

Ngoài những mẹo trên, người bệnh cần đi khám bác sĩ và tuân thủ theo các cách chữa bệnh Herpes ở miệng mà bác sĩ chỉ định.

Phía trên là một vài cách chữa bệnh Herpes ở miệng mà bạn đọc có thể tham khảo. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc của HoiBenh sẽ hiểu rõ về bệnh Herpes và có cách chữa trị cho phù hợp và hiệu quả.

Xem thêm:

  • Điều trị bệnh herpes sinh dục nữ như thế nào?
  • Phòng ngừa bệnh Herpes như thế nào?
  • Cách chữa nhiễm Herpes zoster như thế nào?